Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
CÁCH TẬP TI BÌNH
1. THỜI ĐIỂM TẬP TI BÌNH
Ít nhất là các mẹ hãy đợi sau 6 tuần hẵng tập ti bình cho bé nha. Nếu mẹ nào đi làm lúc 6 tháng thì thời điểm lý tưởng nhất là 4-5 tháng. Còn nếu mẹ nào phải đi làm sớm hơn thì có thể tập sơm hơn, nhưng các mẹ hãy nhớ để cho con vượt qua mốc 6 tuần tuổi để giúp bé có thời gian thành thục với việc ti mẹ.
Nếu mẹ tập ti bình quá sớm thì sẽ có 2 nguy cơ: Thứ nhất là bé dễ sai khớp ngậm, và thứ hai là bé dễ bỏ ti mẹ và chọn ti bình.
2. Mẹ cần xác định rõ lý do tại sao mẹ tập ti bình, lý do càng rõ càng giúp mình có động lực và kiên trì với việc tập ti bình cho bé hơn. Vì không phải bé nào cũng hợp tác ti bình trong 1-2 tuần đầu. Có những bé phải tập tới 1 tháng mới hợp tác được với ti bình.
3. CÁCH CHỌN BÌNH SỮA, NÚM TI:
- Mẹ nên chọn núm ti làm sao giống với núm ti của mẹ. Ví dụ mẹ nào núm ti dài thì có thể chọn bình có núm ti dài. Mẹ nào có núm ti ngắn thì chọn bình có núm ti ngắn.
- Mặt khác mẹ nên chọn bình sữa nào có bầu của núm ti rộng, để khi bé bú, hai môi của bé được loe ra. Một số mẹ chọn bình sữa nhưng cái bầu thì rất hẹp khiến cho môi bé không loe ra tốt được.
- Bên cạnh đó mẹ cần chọn bình sữa có tốc độ xuống sữa chậm, để làm sao bé bú thời gian không quá nhanh. Một số bình sữa mà khiến bé bú quá nhanh ( dưới 5-10 phút) thì nguy cơ bé sẽ rất thích ti bình và chê ti mẹ.
4. TƯ THẾ BÚ BÌNH ĐÚNG
- Tư thế bú bình: Tốt nhất nên để con ở tư thế cao khoảng 45 độ, không nên để con nằm ngửa hẳn rồi đút bình vào.
- Khi đưa bình cho bé, mẹ không nên đẩy thẳng cái bình một cách nhanh chóng vào miệng bé, mà cần dùng núm ti bình đập đập lên môi trên con để kích thích bé há miệng. Khi bé há ra, mình mới đẩy bình vào. Tư thế này sẽ giúp bé luôn há miệng to kể cả khi bú mẹ. Giúp bé không quên cách bú mẹ.
- Khi đẩy ti vào, mình cố gắng để sữa lấp đầy bầu núm ti, nhưng cố gắng không dốc bình quá mức sẽ làm sữa xuống nhanh. Hãy tìm cách làm sao mà cái bình được ngang với miệng bé hơn nhưng phải lấp đầy sữa vào núm ti.
5. NGUYÊN TẮC KHI TẬP TI BÌNH
- Các mẹ tuyệt đối không nên ép con ti bình, vì càng ép bé sẽ càng sợ cái bình
- Mẹ cần cho bé có thời gian làm quen với cái bình. Có thể trước đó chưa cần đưa bình vào miệng bé nhưng cứ cho con cầm nắm, sờ soạng để bé có hứng thú với cái bình trước. Rồi mới tập từ từ.
- Các bé sẽ hợp tác bú bình theo 2 cách:
+ Cách 1: Là lúc đầu bé sẽ nhai nhai, liếm láp cái bình chứ không mút và nuốt sữa. Rồi từ từ bạn sẽ bú tốt hơn, bú nhiều hơn.
+ Cách 2: Là một số bé sẽ hơp tác ngay từ một vài lần đầu bú bình, nhưng bú ít thôi, không bú nhiều. Chỉ bú tầm 20-30ml, có khi 40-50ml. Nhưng từ ngày thứ 2, ngày thứ 3 thì bé rất khó chịu và phản đối. Thì mình không nên ép nha các mẹ. Con bú bao nhiêu hay bấy nhiêu. Sau giai đoạn con khó chịu đó thì nếu mình cứ tiếp tục không ép bạn, không làm bạn sợ thì bạn sẽ dần tiến tới việc bú được nhiều hơn và dần dần chịu các bình.
- Các mẹ nhớ là thời gian đầu khi tập bình, mẹ chỉ nên cho một lượng sữa ít thôi, không có cho nhiều nha. Tầm 20-30ml thôi.
6. CÁCH TẬP TI BÌNH CHO BÉ
Thời gian đầu mình nên chấp nhận là có thể con khônng hợp tác, con chỉ liếm láp, đẩy tới đẩy lui. Và khi tới giai đoạn bé khó chịu, khóc khi ngậm ti bình thì mẹ dừng cữ bú đó tầm 5 phút. Sau đó mình tập lại. Nếu bé vẫn không hợp tác, khóc ré lên thì mình tiếp tục dừng lại 10 phút. Tới lần thứ 3 nếu bé vẫn không hợp tác thì mình dừng luôn, tới 15 phút sau mới cho ti mẹ lại.
Mình sẽ không cho ti mẹ liền nha. Vì nếu ti mẹ liền thì bé sẽ học được là nếu mình không ti bình, cứ la lên, gào lên thì kiểu gì cũng được cho ti mẹ.
Các mẹ nhớ là mỗi bé mỗi khác, cách tập khác nhau, thời gian chấp nhận bình sữa cũng khác nhau. Có bé thì mẹ tập không được, nhưng ba hay bà tập thì được. Có những bé thì ngược lại, chỉ mẹ tập mới được.
*** Một số tip nho nhỏ giúp bé dễ dàng chấp nhận bình hơn:
- Mẹ có thể quấn khăn có chút xíu sữa quanh bình sữa giúp bé có cảm giác được gần hơi mẹ hơn.
- Hoặc người tập ti bình có thể mặc cái áo của mẹ để em bé có cảm giác là mẹ đang ở bên cạnh mình.
- Hoặc có thể thay đổi không gian, ví dụ sang phòng khác. Hoặc thay đổi chỗ nằm bú của bé. Có thể cho bé vào xe đẩy.
- Hoặc mình vừa ẵm bé đi tới đi lui khi cho ti bính, hát cho bé nghe, nói chuyện với bé để giúp bé thoải mái hơn.
*** Một ghi nhớ quan trọng nữa là chúng ta KHÔNG NÊN BỎ ĐÓI BÉ với mục đích là “ Đói quá bé cũng phải ti” nha các mẹ. Một số mẹ khi áp dụng cách này bé có thể chịu với ti bình. Nhưng các bé này hầu như không quá khó. Với những bé cực kỳ khó thì mẹ có bỏ đói 1 ngày bé cũng không chịu ti. Mẹ hãy áp dụng như cách bác vừa nói ở trên, cần kiên nhẫn KHÔNG ÉP BÉ nha các mom
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chia sẻ hay quá ạ
Chia sẻ hữu ích quá. Để mình lưu lại
Bé mình chỉ ti bình duy nhất khi còn trong tháng, ra tháng tập thế nào cũng không chịu nên mình cũng bỏ luôn, con bỏ ti là 24 tháng mình cho uống sữa hộp cắm ống hút, khỏe luôn