Trẻ sơ sinh rốn bị mủ mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân cũng như cách điều trị sớm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc rốn cũng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị.
Dưới đây là cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh có mủ mà mẹ cần phải “nằm lòng”.
- Giữ cho cuống rốn của trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ. Với trẻ mặc tã mẹ nên gấp gọn phần tã xuống dưới rốn để tạo điều kiện cho rốn “hít thở”
- Vệ sinh cuống rốn mỗi ngày cho bé bằng cách dùng gạc y tế thấm cồn sát khuẩn vệ sinh quanh rốn ngày 1-2 lần. Trường hợp trẻ bị dính bẩn do đi tiểu mẹ cần vệ sinh lại ngay
- Một số trường hợp bé rụng dây rốn lâu hơn dự tính mẹ tuyệt đối không tự ý kéo đứt dây rốn của con
- Trước khi vệ sinh rốn hoặc tắm rửa cho con mẹ nên vệ sinh tay thật sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé
- Ở môi trường nóng bức hoặc nhiệt độ phòng cao mẹ không nên mặc quần áo cho con quá nhiều. Ưu tiên lựa chọn những bộ mỏng, thoáng
- Đảm bảo quần áo, mềm gối và khăn, tã của bé luôn sạch sẽ. Đồng thời đảm bảo phòng ốc thông thoáng, không có tác động của hóa chất, khói bụi
- Tuyệt đối không dùng bài thuốc dân gian truyền miệng đắp lên vùng rốn của con
- Trường hợp rốn trẻ chảy mủ mẹ nên theo dõi và đưa các bé đi khám kịp thời để tránh nguy cơ viêm nhiễm
Hướng dẫn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Rốn trẻ sơ sinh có mủ thì phải làm sao? Để rốn của trẻ không có mủ và mùi hôi mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con mỗi ngày với cách như sau:
- Đầu tiên mẹ cần chuẩn bị dụng cụ chăm sóc dây rốn như cồn 70 độ, bông vô trùng, gạc vô trùng
- Rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc cồn 70 độ để sát khuẩn
- Quan sát, kiểm tra dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn như cuống rốn mềm nhũn, có dịch, mùi hôi, vùng da sưng nề
- Dùng bông vô trùng thấm nước muối sinh lý sau đó lau nhẹ quanh rốn. Miếng đầu tiên sẽ lau từ chân rốn lên cuống rốn. Miếng tiếp sẽ lau vòng quanh rốn. Sau đó dùng thêm một miếng bông nữa để lau xung quanh rốn
- Sau khi vệ sinh rốn xong mẹ hãy để nó khô tự nhiên mà không cần phải sử dụng băng rốn
- Khi rốn chưa rụng mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh này mỗi ngày 1 lần. Sau 5-15 ngày cuống rốn của bé sẽ khô và rụng. Lúc này mẹ sẽ thấy một đốm nhỏ nằm ngay giữa rốn. Điều này hoàn toàn bình thường, thậm chí có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi rốn rụng. Trường hợp sau 2 tuần rốn vẫn chưa khô và có mủ nhiều mẹ cần gọi điện cho bác sĩ để tư vấn thêm
Rốn trẻ sơ sinh có mủ phải làm sao để phòng ngừa?
Để ngăn ngừa việc rốn trẻ sơ sinh có mủ mẹ hãy áp dụng biện pháp dưới đây
- Ngay từ lúc sinh nên để bé tiếp xúc với da của mẹ để có được vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ
- Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để có kháng thể
- Khi mang thai mẹ nên tiêm phòng uốn ván
Cảm ơn mom chia sẻ nhé, bài viết này thật hay & hữu ích 🍀