Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Đi khám ở đâu bác sĩ cũng dặn trên 38 độ rưỡi mới uống hạ sốt.
Mình cũng chủ quan về sức khoẻ bé vì từ nhỏ đến bây giờ 16m ko khi nào ốm vặt hay sụt sịt gì trừ lúc bị covid thì cũng chỉ sốt có 1 lần rồi hạ.
Đợt này này bị viêm phế quản, bé sốt 4-5 tiếng 1 lần, mình cũng cứ canh 38 độ rưỡi rồi cho uống hạ sốt, vậy mà bé đg ngủ thì co giật, mắt trợn trắng, mình hoảng hồn quá. Vì ko bao h nghĩ sẽ gặp trương hợp này. Các mom cho mình hỏi vài câu với ạ.
1. Trong trường hợp sốt bao nhiu độ thì mình cho hạ sốt đc?
2. Bé co giật như vậy có ảnh hưởng gì đến não bộ ko ạ? Mình rất lo lắng.
3. Nếu uống hay đặt nhiều thuốc hạ sốt quá thì có sao ko ạ?
Cảm ơn các mom
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn,
1/ Thông thường, trên 38.5 độ C là bạn có thể cho bé uống thuốc. Nhưng có một số trường hợp có thể cân nhắc như nếu sốt 38 độ mà bé quấy khóc, khó chịu thì vẫn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
2/ Trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, sẽ có trường hợp sốt kèm co giật toàn thân, gọi là sốt co giật lành tính. Chẩn đoán bệnh này cần nghĩ đến cuối cùng sau khi bác sĩ kiểm tra và có thể cần một số xét nghiệm. Do đó, nhất là trong lần co giật đầu tiên, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện. Ngoài ra, khi xảy ra cơn co giật, cha mẹ cũng nên biết cách xử trí và theo dõi những dấu hiệu để mô tả giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh hơn. Ví dụ, khi trẻ co giật, việc đầu tiên là gọi người giúp đỡ, đặt đầu trẻ nằm nghiêng 1 bên ở nơi bằng phẳng, nếu nằm ở sàn nhà, có thể dùng tay hoặc gối đặt dưới đầu trẻ để tránh va đập vào nền nhà, dọn dẹp những đồ vật xung quanh có thể khiến trẻ bị thương như ổ điện ... không cố gắng đè giữ tay trẻ ngăn cơn co giật, không đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ (tay, vắt chanh...). Đặt biệt, cần quan sát tính chất cơn co giật, nếu quay video lại thì càng tốt, xem trẻ co giật bao lâu, co giật ở tay chân, mắt 1 bên hay 2 bên, môi có tím, sau cơn co giật trẻ có tỉnh táo. Thông thường, sốt co giật lành tính sẽ có cơn co giật kéo dài khoảng dưới 5 phút. Nên đo nhiệt độ xem trẻ có sốt, nếu có bạn có thể dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ,
3/ Ngưỡng sốt gây co giật không giống nhau ở mọi trẻ, và có thể cũng khác nhau ở những đợt bệnh khác nhau. Đối với sốt co giật lành tính, có 1/2 trường hợp trẻ có cơn co giật thứ 2 trong vòng 6 tháng và 90% xảy ra trong 2 năm đầu. Tùy vào yếu tố nguy cơ của từng trẻ mà khả năng trẻ có thể diễn tiến thành động kinh sau sốt co giật hay không. Nếu chỉ đơn thuần là trẻ bị sốt có giật lành tính thì không ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
Đối với sốt co giật, thông thường từ 38 độ C có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Liều lượng 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ nếu còn sốt. Không nên cho trẻ uống quá nhiều thuốc hạ sốt dù chưa đến cữ thuốc vì có thể gây ngộ độc. Nếu trẻ vẫn còn sốt cao sau khi uống thuốc, ba mẹ nên cho trẻ đi khám.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng MarryBaby nhé!.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ - Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm (Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An)
Để bé sốt cao quá co giật ảnh hưởng đến não bộ xau này của bé á m
Cho con đi khám m ạ
Cho bé đi khám mon ah
Mon cho bé khám xem sao
M cho con đi bv đi
M cho con đi khám bs đi
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn nhớ theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ bác sĩ tư vấn, bạn cứ thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng mẹ bỉm khác nhé!
Chúc bạn nhiều sức khoẻ!