🔥 Bài đăng hot nhất

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không?

Không chỉ sử dụng khi bé tỉnh táo, chơi đùa, nhiều ba mẹ còn cho bé dùng ti giả cả khi đi ngủ. Vậy liệu rằng có nên cho trẻ ngậm núm giả khi ngủ hay không? Điều này có an toàn? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Khi nào cho bé ngậm núm ti giả?

Theo nhiều khuyến cáo, núm ti giả và những loại núm vú nhân tạo khác nên tránh dùng cho trẻ trong vòng ít nhất 3 - 4 tuần đầu. Với phần lớn những trẻ bú sữa mẹ, sẽ là tốt hơn nếu trẻ không sử dụng ti giả cho đến khi sữa mẹ về đầy đủ (thường là 6 - 8 tuần) và trẻ đã qua 6 tuần phát triển vượt bậc.

Điều đó giúp mẹ hình thành nguồn cung sữa tốt hơn và không bị mất sự kích thích sữa từ bé. Nếu trẻ chuyển qua ngậm ti giả thì sẽ ít ti để hút sữa mẹ về.

Trừ trường hợp của các trẻ sinh non nằm viện, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng ti giả sớm để có được lợi ích về phát triển vận động miệng hầu và kích thích phản xạ bú tốt. Nếu trẻ đủ tháng bình thường mà ba mẹ muốn cho trẻ ngậm ti giả trước 1 tháng tuổi, thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hợp lý.

Trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả có tốt không?

Một hiện tượng thường thấy là mặc dù trẻ đã bú mẹ no nhưng khi rời vú mẹ lại hay quấy khóc, rất khó dỗ. Đôi khi để “thỏa mãn niềm đam mê” ti sữa của mình nhiều bé còn có tật mút tay thay cho núm vú khiến cha mẹ lo lắng. Vì thế nhiều cha mẹ đã chọn dùng núm ti giả cho bé, đây được xem là một giải pháp an toàn mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh.

Cho bé cảm giác như đang ngậm ti mẹ và ngủ ngon hơn

Đối với những bé hay gắt ngủ, môi trường nhiều tiếng ồn khiến bé khó ngủ hoặc dễ bị giật mình tỉnh giấc, hay thức giấc giữa đêm khó ngủ lại là những rắc rối khiến nhiều bà mẹ mệt mỏi, thậm chí stress.

Việc bé mơ màng vừa ngủ vừa bú cũng rất dễ bị sặc sữa. Ti giả với tác dụng chính là đem lại cảm giác như đang ngậm ti mẹ để bé có những giấc ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có thói quen cho tay vào miệng mút khiến nhiều mẹ không biết làm cách nào để sửa thói quen xấu này của bé. Sử dụng ti giả cho trẻ sẽ giúp trẻ loại bỏ được thói quen xấu này dễ dàng hơn.

Giúp hỗ trợ phát triển răng miệng cho bé

Vì sợ bé bị hô, răng mọc lệch nên nhiều mẹ dù muốn con ngủ ngon nhưng vẫn băn khoăn không biết có nên cho trẻ ngậm ti giả không. Thực tế, ngậm ti giả không những không ảnh hưởng đến hàm và răng bé mà còn hỗ trợ phát triển răng miệng cho bé.

Sử dụng các loại núm ti giả chất lượng tốt, đã trải qua nghiên cứu kỹ càng và được chứng nhận bởi các tổ chức nha khoa có thể hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của răng và vòm miệng.

Đối với trẻ đang mọc răng thường sẽ bị sốt, đau và hay quấy khóc. Sử dụng ti giả sẽ giúp bé tiết ra nhiều nước bọt hơn, từ đó làm giảm quá trình sưng đau khi mọc răng ở trẻ nhỏ.

Phát triển khả năng nhai của trẻ nhỏ

Ở trẻ khi bắt đầu cho ăn dặm trẻ thường có thói quen ngậm thức ăn trong miệng khiến cha mẹ phải đau đầu vì không biết giải quyết như thế nào. Cho bé sử dụng ti giả từ khi còn nhỏ sẽ giúp kích thích phát triển khả năng nhai, hỗ trợ tốt hơn cho việc ăn uống của trẻ.

Giảm nguy cơ đột tử

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ thì cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ngậm núm vú giả khi ngủ có thể giảm đến 90% nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS).

Các nhà khoa học tin rằng núm vú giả có thể bảo vệ trẻ bằng cách tạo một khoảng trống giữa quần áo, khăn quấn quanh trẻ và mũi, miệng của bé khi ngủ, nhờ vậy giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ dẫn đến tử vong.

Là giải pháp giúp trẻ cai mút tay hiệu quả

Đa số trẻ sơ sinh đều có phản xạ mút tay nhất là ngón tay cái khi rời vú mẹ, điều này xảy ra lâu ngày sẽ dần trở thành thói quen xấu cho trẻ. Thói quen này có thể sẽ duy trì tới cả lúc đi học tiểu học vẫn chưa thể cai được. Hành động này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển răng miệng và sức khỏe tổng thể của bé.

Mút tay kéo dài khiến xương hàm trên bị hô, răng mọc không đúng vị trí. Hệ quả nghiêm trọng hơn là chức năng nhai bị ảnh hưởng, khả năng phát âm kém hơn. Chưa hết, trẻ nhỏ chưa có ý thức cao về việc rửa tay thường xuyên do đó, tay của trẻ có khả năng chứa rất nhiều vi khuẩn, mút tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công ảnh hương đến sức khỏe của bé.

Lúc này, cho bé ngậm ti giả để thay thế tình trạng mút tay là một giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất.

Tiện lợi cho mẹ

Núm ti giả trẻ em được thiết kế giống như núm ti của mẹ, tạo cảm giác gần gũi, an toàn cho bé, bé ít quấy khóc, giúp bé bình tĩnh lại. Nhờ vậy mà mẹ có thêm thời gian thư giãn, bổ sung năng lượng và làm một số việc khác trong khoảng thời gian đó như giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa hoặc rửa bình sữa cho bé,…

Như vậy, dùng ti giả có thể giúp bé bình tĩnh, không quấy khóc và yên tâm hơn khi ngủ, ngoài ra còn có nhiều lợi ích khác, vì thế bạn đừng quá lo lắng nếu bé thích thú với món đồ này. Nhưng bạn nên nhớ một điều rằng, bất cứ việc gì cũng vậy khi quá lạm dụng có khả năng sẽ xảy ra tác dụng ngược.

Có nên cho trẻ ngậm núm giả: Tác hại của ti giả nếu dùng sai cách



Bên cạnh những lợi ích nói trên, việc sử dụng núm ngậm cho trẻ sơ sinh cũng tồn tại một số rủi ro nếu mẹ cho bé sử dụng ty ngậm sai cách, không khoa học. Ba mẹ cần biết những điều này để xác định liệu có nên cho trẻ ngậm núm giả.


Dưới đây là một số tác hại của việc ngậm núm giả ba mẹ cần lưu ý:

  • Nếu mẹ dùng ti giả cho trẻ sơ sinh quá sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ, khi bé bị nhầm lẫn giữa núm vú giả và ti mẹ.
  • Bản chất ti giả là món dụng cụ và không hề cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào. Trường hợp bé đói bụng nhưng phụ huynh chỉ cho bé ngậm ti giả thì hoàn toàn không tốt.
  • Ti giả không hề cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào, tác dụng của ti giả chỉ giúp bé bình tĩnh và dễ ngủ. Do đó, nếu bé muốn bú mẹ mà bạn lại cho bé ngậm ti thì cũng không phù hợp.
  • Đối với thắc mắc cho bé ngậm núm giả có ảnh hưởng gì không, một số chứng minh đã chỉ ra rằng khi dùng núm vú giả có thể liên quan và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cho trẻ, đặc biệt là nhóm từ 6 tháng tuổi.
  • Tác hại ngậm ti giả có thể gây nên một số vấn đề về răng miệng. Chẳng hạn như răng cửa có nguy cơ mọc xiên, cấu tạo hàm cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng, dẫn tới tác động không tốt đến sự phát triển của răng nếu sử dụng trong thời gian dài. Nguy cơ lệch khớp cắn, răng không khít, vẩu răng xuất hiện. Trong khi bé ngậm ti giả sẽ làm tăng tiết nước bọt, khiến cao răng hình thành nhiều hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn răng miệng cao.
  • Khi cho con ngậm ti giả, lưỡi sẽ đặt ở tư thế thấp xu hướng đưa ra phía trước. Điều này làm cho phần miệng hở và hàm dưới đưa ra.
  • Hoạt động trẻ mút núm giả khiến không khí liên tục được đưa vào dạ dày, khi quá nhiều sẽ khiến trẻ đầy bụng, đầy hơi, khó chịu.
  • Nguy cơ con phụ thuộc vào ti giả quá nhiều, bé sẽ không chịu ngủ, quấy khóc, khó chịu, không chịu ăn,... nếu không có núm vú.
  • Quá trình vệ sinh, tiệt trùng núm giả không đảm bảo dễ làm cho bé bị tiêu chảy, viêm họng, mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Nguy cơ mất an toàn nếu bé thường xuyên cắn núm giả, làm tách rời từng miếng nhỏ khiến bé bị hóc hay nuốt vào.
  • Bé có thể bị gián đoạn giấc ngủ khi bé làm rơi ty ngậm trong khi đang ngủ.
  • Khi bé bị nghẹt mũi, viêm mũi hay bị cảm sẽ cần thở bằng miệng. Lúc này nếu bé ngậm núm giả khi đang ngủ sẽ khiến việc này trở nên khó khăn.

Với những thông tin này, ba mẹ đã một phần nào hình dung được việc có nên cho bé ngậm núm giả hay thật sự trẻ ngậm núm giả có tốt không.

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ?

Không chỉ sử dụng khi bé tỉnh táo, chơi đùa, nhiều ba mẹ còn cho bé dùng ti giả cả khi đi ngủ. Vậy liệu rằng có nên cho trẻ ngậm núm giả khi ngủ hay không? Điều này có an toàn?

Như đã trình bày ở phần trên bài viết, núm ti giả không chứa bất cứ dưỡng chất nào cho cơ thể, nó chỉ có tác dụng tạm thời giúp bé bình tĩnh hơn.

Trường hợp sử dụng núm ti vào giờ nghỉ trưa, trước khi đi ngủ có thể giúp bé dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp nếu bé đang ngủ mà làm rơi ty ngậm sẽ dễ bị thức dậy và quấy khóc.

Hoặc trong một số hoàn cảnh nhất định, phản xạ bé hít vào bằng miệng khi đang ngậm núm vú giả có thể gây hóc, mắc nghẹn núm ở phần cổ. Điều này vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt ở các bé còn nhỏ, trẻ sơ sinh, điều này càng dễ xuất hiện hơn.

Như vậy, lời khuyên chính xác nhất là ba mẹ không nên cho bé dùng ti giả khi đã ngủ. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, bé hoàn toàn bị phụ thuộc khiến cho việc cai ti giả về sau rất khó khăn.

Nếu như ba mẹ vẫn muốn cho bé ngậm núm vú giả khi ngủ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Ba mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả trước khi ngủ và thử lấy ra khi bé đã ngủ. Hoặc trường hợp không thể lấy ra thì không nên quá lạm dụng điều này cũng như thường xuyên giám sát, theo dõi bé ngủ.
  • Chọn mua loại ti giả cho bé chất lượng, đảm bảo kích thước phù hợp cũng như đạt hiệu quả ngăn việc bé nuốt hay hóc núm giả.
  • Thành phần an toàn tuyệt đối với sức khỏe của bé. Chất liệu đạt độ bền bỉ để không bị rách hay xước nếu bé cắn, nhai đầu ty ngậm.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây bố mẹ cân nhắc việc có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không nhé.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
14
2
2

Bé ngậm ti giả mẹ nhàn bao nhiêu luôn á, nhưng cũng k nên lạm dụng

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình có tập mà bé không ngậm được nên mình bỏ luôn

10 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!