🔥 Bài đăng hot nhất

Có nên tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh?

Lá trầu không có tác dụng trị bệnh ngoài da rất tốt. Tuy nhiên, tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh có an toàn và hiệu quả không? và cách tắm cho bé an toàn như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh

Lá trầu không là một loại thực vật quen thuộc với người dân Việt Nam. Lá có vị cay nồng, mùi thơm và có tính sát khuẩn cao. Từ lâu, lá trầu không đã được xem như một loài thảo dược có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng, khử mùi hôi. Chưa dừng ở đó, lá trầu còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như:

Điều trị một số bệnh lý về răng miệng

Lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa cho khả năng trị hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất flavonoid trong lá trầu còn có tính sát khuẩn và cầm máu, giúp bảo vệ răng miệng, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng và nhiệt miệng hiệu quả.

Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa

Với khả năng sát khuẩn, chống viêm cao, lá trầu không thường được sử dụng để điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt và dị ứng mà không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.

Chữa hăm cho bé

Hoạt chất polyphenol được tìm thấy trong lá trầu không sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của các loại mầm bệnh. Mẹ chỉ cần tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh là có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn, giúp bé tránh bị hăm, viêm và sưng tấy.

Lá trầu làm giảm đầy bụng, khó tiêu

Đầy hơi, khó tiêu là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do bé vô tình nuốt phải một lượng khí dư trong quá trình bú. Tắm lá trầu không kết hợp với massage cho bé sẽ giúp giảm đau bụng, dễ chịu và điều hòa tiêu hóa tốt hơn.

Trị bệnh chàm sữa

Chàm sữa là một bệnh ngoài da, khiến da xuất hiện những nốt mẩn đỏ, khô, nằm rải rác hoặc tập trung thành từng mảng. Nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất Eugenol, Estragol, Chavicol, Chavibetol… trong lá trầu không có tác dụng trị chàm sữa hiệu quả. Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp sát khuẩn, làm sạch, giảm ngứa mà còn giúp dưỡng ẩm da, thúc đẩy quá trình tái tạo, giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.

Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Với những tác dụng kể trên, mẹ có thể dùng lá trầu không để giúp hạn chế các bệnh vặt ở trẻ sơ sinh. Lá trầu không có thể sử dụng với nhiều cách, trong đó tắm là phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất. Dưới đây là các bước tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không, mẹ cùng tham khảo nhé!

Chuẩn bị

• 2 – 3 lá trầu không tươi

• Khăn sạch, chậu

• Nước ấm

Nấu nước lá trầu không

• Đun một nồi nước sôi, sau đó cho lá trầu không đã được rửa sạch vào. Đun trong vòng 10 – 15 phút

• Chuẩn bị chậu tắm có 2 – 3 lít nước ấm. Hòa dung dịch nước trầu không vào. Chú ý nhiệt độ của nước tắm, từ 35 – 38 độ C là lý tưởng nhất

• Mẹ nên nấu dư nước ấm để có thể tắm tráng cho bé lại một lần nữa cho thật sạch

Tiến hành tắm cho bé

Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh rất đơn giản như những lần tắm thông thường. Cụ thể như sau:

• Sử dụng khăn mềm thấm nước, vắt bớt, sau đó lau nhẹ nhàng từng bộ phận trên cơ thể bé. Chú ý các vùng da ở nách, bẹn, khủy tay, khủy chân,… nhất là những vị trí da xuất hiện rôm sảy, mụn nhọt gây khó chịu cho bé

• Tắm lại cho bé bằng nước sạch để đảm bảo da không dính cặn lá trầu không

• Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn tắm lau khô người bé. Cuối cùng mặc tã giấy và quần áo để bé không bị nhiễm lạnh

Có nên tắm lá trầu cho bé không?

Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Như đã nói ở trên, lá trầu không có tác dụng trị các bệnh ngoài da rất tốt. Tuy nhiên, việc tắm cho bé bằng lá trầu có thực sự an toàn với làn da bé không?

Làn da của các bé sơ sinh rất nhạy cảm và mỏng manh. Trong khi đó, là trầu lại là một thảo dược có tính cay, ấm, nếu chà xát trên da có thể gây bỏng và tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, trong quá trình tắm cho bé, mẹ chỉ nên pha nước trầu không loãng, không sử dụng nước quá đặc.

Đồng thời, không chà xát bã trầu không lên da của bé, đặc biệt là những vùng da có vết thương hở, chảy mủ hay trầy xước. Nếu không cẩn thận, việc tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh có thể khiến tình trạng da của bé trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Lưu ý khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là những lưu ý khi tắm lá trầu cho bé mà mẹ cần tuyệt đối tuân thủ:

Chọn lá trầu không tươi, không bị héo hay giật.

• Sau khi mua về cần rửa sạch lá, ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn còn sinh sống trên lá

• Da trẻ rất nhạy cảm, vì vậy trước khi tắm cho bé, mẹ có thể thử nghiệm trước trên vùng da chân hoặc tay. Nếu bé có phản ứng thì cần dừng ngay

• Chỉ nên tắm lá trầu cho bé 1- 2 lần mỗi tuần

• Đảm bảo nhiệt độ nước tắm sao cho phù hợp

• Lau khô người sau tắm, di chuyển bé đến nơi khô ráo, ấm áp

• Nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, tránh các trang phục chật chội, bó sát gây bí da

Trên đây là giải đáp “có nên tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh?”, cũng như hướng dẫn cách tắm cho bé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé!

Nguồn: St

Có nên tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
2
2

Thông tin hữu ích quá ạ 😍

1 năm trước
Thích
Trả lời

lá trầu không có công dụng tốt lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!