🔥 Bài đăng hot nhất

Da bé sơ sinh thay đổi như thế nào?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng làn da của trẻ sơ sinh là một làn da mềm mại, đẹp không tì vết và luôn hoàn hảo. Tuy nhiên, làn da của trẻ sơ sinh hoàn toàn không như những quan điểm thực tế ấy. Vậy da bé sơ sinh thay đổi như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Da bé sơ sinh thay đổi như thế nào?

1. Về bề mặt da của trẻ sơ sinh

Khi mới sinh, làn da trẻ sơ sinh thường được phủ một lớp dày, nhầy, màu trắng gọi là Vernix Caseosa (được hình thành từ các tế bào da rụng bên trong của bào thai và các tuyến bài tiết trên da). Đây là chất màng có màu trắng đục, nhờn, xuất hiện nhiều trên da của nhiều em bé khi mới sinh. Lớp màng mỏng này có chức năng bảo vệ làn da của em bé trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, hầu hết các lớp màng này sẽ được rửa sạch trong lần tắm đầu tiên của trẻ.

Hơn thế nữa, ba mẹ có thể thấy những nốt mụn nhỏ, màu trắng sẽ xuất hiện trên mũi, má, cằm và trán của trẻ sơ sinh. Nó được hình thành từ các tuyến dầu chưa phát triển hết và những nốt này cũng sẽ tự biến mất trong các tuần đầu tiên.

2.Màu da

Màu da ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều - từ tông màu hồng và trắng hoặc hơi vàng cho đến mẩn đỏ điển hình. Ngay cả từ thời điểm này sang thời điểm tiếp theo, màu da có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động của em bé. Tất nhiên, đặc điểm riêng của gia đình và các yếu tố chủng tộc cũng sẽ ảnh hưởng đến màu da của con bạn. Khi mới sinh, da của trẻ sơ sinh bình thường có màu đỏ tím và chuyển sang màu đỏ tươi khi trẻ khóc. (Trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời, da dần dần mất màu đỏ này.) Ngoài ra, bàn tay và bàn chân của trẻ sơ sinh có thể xanh và mát. Đến ngày thứ ba, cũng có thể xuất hiện màu hơi vàng. Tình trạng này được gọi là vàng da. Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và chỉ thỉnh thoảng mới cần điều trị đặc biệt.

3. Về cấu trúc da trẻ sơ sinh

Biểu bì da trẻ sơ sinh bao gồm bốn lớp chính, đó là lớp hạ bì, lớp đáy, lớp biểu bì và lớp sừng.

Trẻ sơ sinh tại Việt Nam thường có độ dày biểu bì và lớp sừng giảm 30% so với người lớn, tức là mỏng hơn so với người lớn 30%. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, lớp hạ bì nhú dễ bị phù nề, các sợi collagen nhỏ hơn so với các sợi ở trẻ sơ sinh đủ tháng hoặc người lớn, và các cấu trúc neo được giảm bớt, cần được chăm sóc da bằng những biện pháp tối ưu nhất.

Mức độ bã nhờn trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh tiết ra khá cao, do kích thích mạnh androgen bài tiết chất nhờn trước khi sinh, sau đó sẽ giảm dần xuống.

Trong 3 tháng đầu tiên của cuộc đời, sự bong tróc tăng lên trên tất cả các vùng da của trẻ dễ xảy ra nhưng ở các vùng quấn tã thường ít khi bị bong do tác động bịt kín của tã. Hơn thế nữa, ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ sơ sinh có nồng độ melanin thấp hơn so với người lớn. Do vậy, các phản ứng thích nghi của da với tia UV thường sẽ bắt đầu từ mùa hè đầu tiên của trẻ sơ sinh.

Ba mẹ cần chăm sóc và bảo vệ da bé kỹ bằng các biện pháp bảo vệ thích hợp làm giảm nguy cơ ung thư tế bào hắc tố và ung thư da không phải tế bào hắc tố.

4. Về độ PH da trẻ sơ sinh

Mức độ pH của da trẻ sơ sinh cao hơn so với da của người lớn, thường dao động từ 5 đến 5,5,29. Một số trẻ sơ sinh có bề mặt da kiềm, dao động từ 6,34 đến 7,5, tùy thuộc vào cơ địa cơ thể bé. Do đó, việc giữ lại vernix trên bề mặt da góp phần làm cho da ngậm nước cao hơn, độ pH của da thấp hơn, hỗ trợ việc ổn định lượng nhiệt bị giảm sau khi sinh.

5. Về các vấn đề của da trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh giữ ẩm kém do chưa phát triển đầy đủ

Khi mới sinh, da trẻ sơ sinh tương đối thô ráp ngay lúc mới sinh nhưng dần dần sẽ mềm mại hơn trong 30 ngày đầu đời. Trong 3 tháng tiếp theo, hydrat hóa của lớp sừng tăng lên và vượt quá mức hydrat hóa ở người lớn, sự khác biệt giữa độ ẩm của da trẻ sơ sinh và người lớn thể hiện rõ ràng hơn trên bề mặt da, cụ thể là sự thiếu hụt chức năng của lớp sừng dẫn đến khả năng giữ ẩm của da trẻ sơ sinh giảm đáng kể so với người lớn. Do đó, việc cấp ẩm cho da trẻ mỗi ngày là vô cùng quan trọng và cần thiết, nếu không da trẻ sẽ nhanh chóng khô ngay lập tức trong ngày, dẫn đến các vấn đề về viêm da kích ứng, dị ứng mẩn đỏ.

Da trẻ sơ sinh dễ mất nước qua biểu bì

Mất nước trên da là biểu hiện thường thấy ở tất cả các trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non. Do cấu trúc da chưa hoàn chỉnh, các tế bào liên kết trên da lỏng lẻo, đan xen lẫn nhau nên việc da trẻ bị mất nước dẫn đến khô da và mất ẩm là một trong những nguyên do phổ biến ở trẻ em.

Chăm sóc da đúng cách cho trẻ sơ sinh của bạn

Việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cũng như chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên chọn cho trẻ quần áo được làm từ các loại vải mềm.
  • Tránh cọ xát vì cọ xát nhẹ cũng có thể gây tổn thương cho làn da trẻ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô, độ kiềm cao trong các loại xà phòng này có thể gây kích ứng da bé.
  • Giữ độ ẩm thích hợp cho trẻ bằng cách thoa kem dưỡng.
  • Thay tã thường xuyên, rửa sạch khu vực mang tã của trẻ để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm.
  • Không để trẻ tiếp xúc quá lâu với nước tiểu, phân, thay tã cho trẻ mỗi khi tã ướt.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc cơ thể có thành phần dịu nhẹ, độ pH cân bằng phù hợp với da trẻ.
  • Giữ sạch các vết thương hở cũng như cuống rốn của trẻ.

Hi vọng qua bài viết các bố mẹ đã biết da bé sơ sinh thay đổi như thế nào? Hiểu và chăm sóc dúng cách em bé của bạn nhé.


❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Da bé sơ sinh thay đổi như thế nào?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
6
8

cảm ơn đã chia sẻ

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin bổ ích

3 tuần trước
Thích
Trả lời

mịn màng như da em bé

4 tuần trước
Thích
Trả lời

mua loại kem dưỡng ẩm dành cho bé xài ok lắm ạ

4 tuần trước
Thích
Trả lời

nhớ bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để da bé không bao giờ bị khô nha

1 tháng trước
Thích
Trả lời

các mẹ đừng quên bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi nhé, khi bé bú sẽ có thêm nhiều vitamin trong nguồn sữa. Tình trạng khô da sẽ mau cải thiện hơn.

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Thông tin rất bổ ích, cảm ơn đã chia sẻ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Khi bé sơ sinh chào đời, da của bé nhăn nheo, đỏ, khô và đầy lông tơ. Làn da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!