🔥 Bài đăng hot nhất

Em bé sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Xử trí như thế nào?

Em bé sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao là câu hỏi của nhiều bà mẹ khi bé yêu nhà mình vừa bú xong sữa đã ọc ra ngoài. Tham khảo thông tin hữu ích dưới đây để tìm cách xử lý nhé!


Ọc sữa là tình trạng sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và ra ngoài miệng, thường xảy ra khi trẻ vừa bú mẹ xong hoặc vặn người.Trẻ sơ sinh ọc sữa có thể do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý gây ra. Cụ thể:

Ọc sữa sinh lý

Trong 6 tháng đầu, dạ dày của em bé chưa đủ hoàn thiện và chưa làm quen được với việc tự tiêu hóa thức ăn. Vậy nên, bé hay bị ọc sữa nếu bú quá no, bú quá nhanh hoặc tư thế mẹ cho bú chưa đúng.

Ọc sữa bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh gặp phải các bệnh lý sau đây thì tình trạng ọc sữa sẽ xuất hiện thường xuyên hơn:

  • Trẻ bị thiếu Canxi: Nếu nhận thấy bé hay ọc sữa kèm quấy khóc, mất ngủ, vặn mình… nhất là vào ban đêm thì khả năng cao con bị thiếu vi chất Canxi.
  • Trẻ mắc dị tật đường tiêu hóa: Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng hẹp thực quản, hẹp tá tràng, tắc ruột, lồng ruột…
  • Trẻ sinh non: Hoạt động tiêu hóa của trẻ sinh thiếu tháng thường kém hơn trẻ sinh bình thường, nên nguy cơ bị ọc sữa cũng cao hơn.


Sau khi nắm được nguyên nhân, nhiều ba mẹ khá thắc mắc trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không. Theo đó, nếu trẻ ọc sữa nhưng cân nặng vẫn tăng bình thường và ngủ ngon giấc thì không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu bé hay ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện bất thường như chậm tăng cân, xanh xao, chảy nước mũi, sốt… thì cần đưa con đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.


Việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào cách xử trí tại thời điểm đó. Khi thấy trẻ sơ sinh ọc sữa, mẹ cần giữ bình tĩnh và nghiêng nhẹ người con sang bên trái. Sau đó, lấy khăn thấm nước muối sinh lý lau miệng nhẹ nhàng để ngăn chặn chất dịch cản trở đường thở của con.

Lưu ý: Phụ huynh tránh bế xốc bé lên ngay lập tức hoặc dùng miệng để hút sữa. Vì hành động này có thể làm con khó thở hơn, thậm chí là gây nhiễm trùng đường hô hấp.


Để phòng ngừa tình trạng ọc sữa ở bé, cha mẹ hãy thử áp dụng một số giải pháp sau đây: Không cho trẻ bú sữa quá no, Đảm bảo trẻ bú đúng tư thế, Không cho trẻ nằm sau khi bú kết hợp vỗ ợ hơi, Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa.


Mong rằng những chia sẻ từ bài viết có thể giúp các mẹ biết cách xử trí khi con bị óc sữa nha!

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Em bé sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Xử trí như thế nào?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
16
6
6

Bài viết hay quá mẹ ạ!

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Trẻ bị ọc sữa có thể là do cách cho bú không đúng, trẻ bị nuốt vào một lượng hơi nhiều vào dạ dày, mà dạ dày của trẻ lúc này cũng nhỏ, vừa chứa một lượng lớn cả hơi và sữa nên có thể dẫn đến trẻ bị ọc sữa. Hoặc có thể nếu cho trẻ bú quá lâu, lượng sữa bú vào nhiều quá nên bị ọc sữa ra.

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Trẻ sơ sinh rất hay chớ vì ruột còn thẳng thế nên mình nghĩ không nên cho bé bú quá no,

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Các mom nên chia nhỏ thời gian bú ra cho con và cho con lượng vừa phải tránh làm bé quá no.

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Chắc đây là tình trạng chung của các trẻ sơ sinh chúng thường bú nhiều hơn dung tích của dạ dày nên thường xảy ra tình trạng này đấy các mom ạ

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần.

3 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!