Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Hầu như bố mẹ nào cũng muốn con mình tăng cân, lớn nhanh đều đặn. Tuy nhiên, tình trạng bé đột nhiên “nở hẳn” ra hoặc phát triển quá nhanh sẽ khiến nhiều bố mẹ hoảng hốt. Tình trạng này hay còn được gọi là sổ sữa. Vậy em bé sổ sữa là sao? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau nhé.
Sổ sữa là sao?
Sổ sữa là tình trạng bé tăng cân nhanh và đột ngột. Tình trạng này thường diễn ra trong thời gian bé sinh đến khi con được 6 tháng. Sau thời gian này, trẻ sẽ không còn tăng cân nhiều, mà phần lớn đều phát triển dài ra, giúp thân hình con cân đối và thon gọn hơn. Vậy nên, nếu đang trong thời gian này, mà mẹ có cảm giác con lớn quá nhanh hoặc tăng ký đột ngột thì đừng quá lo lắng. Đây chỉ là hiện tượng trẻ bú hợp và sổ sữa thôi.
Trẻ múp míp, đáng yêu luôn là tiêu chí hàng đầu của các ông bà ngày xưa. Bởi phần lớn đều cho rằng, các bé càng béo, khỏe thì mới là khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy theo mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những chỉ số cân nặng phù hợp cho từng giai đoạn. Đối với tình trạng sổ sữa với các trẻ dưới 1 tuổi được coi là bình thường. Khi con lớn hơn, sau 2 tuổi mà tình trạng này vẫn diễn ra, thì rất có khả năng trẻ đang có xu hướng tăng cân, béo phì. Bố mẹ nên tìm biện pháp để tránh thừa cân, béo phì cho con.
Dấu hiệu bé bị sổ sữa?
Vậy em bé sổ sữa là sao? Ngay sau khi sinh, những dấu hiệu trẻ sổ sữa thường được thể hiện rất rõ ràng. Bởi khi vừa sinh ra, phần ruột của con còn ngắn và thẳng, do đó, việc tiêu hóa cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bố mẹ chỉ cần để ý một chút, có thể thấy ngay các dấu hiệu sổ sữa ở trẻ như:
Quan sát dấu hiệu sổ sữa dựa trên tình trạng đi ngoài của con
Một trong những tiêu chí đầu tiên để đánh giá việc con có bú hợp và sổ sữa hay không, thì phải thông qua phân của trẻ. Khi mới sinh, trẻ sẽ đi ngoài rất đều đặn, lượng phân bình thường có nghĩa là con đang bú đủ, hấp thu tốt. Phân su của các bé sơ sinh thường có màu xanh, dính và dày. Sau đó, phân của trẻ sẽ chuyển dần sang màu nâu vàng. Phân của trẻ sẽ sáng và lỏng hơn bởi do dinh dưỡng của trẻ chủ yếu là sữa. Sau 5 ngày, phân của trẻ sẽ chuyển hẳn sang màu vàng, đôi khi đi kèm theo các cặn sữa li ti.
Nhìn chung, tần suất đi ngoài của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sau khoảng 5 ngày, nếu trẻ bú đủ đều sẽ đi ngoài khoảng 3 ngày/lần. Nếu tình trạng đi ngoài của con luôn ổn định, đây chính là dấu hiệu hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, bú đủ sữa. Từ đó, khả năng trẻ sổ sữa, phát triển nhanh cũng khá cao.
Nước tiểu
Trong sữa mẹ có đến 90% là nước. Vì vậy, việc cho con bú hàng ngày cũng là cách cung cấp một lượng lớn nước cho cơ thể trẻ. Phần lớn lượng nước này sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Vậy nên, quan sát nước tiểu của trẻ cũng là một trong những cách đánh giá con có đang bú đủ sữa hay không.
Với các bé sơ sinh, cách hiệu quả nhất để đánh giá lượng nước tiểu của con là đếm số lượng tã sử dụng hàng ngày. Phải đảm bảo số lượng tã của bé luôn lớn hơn số tuổi của bé trong 5 ngày đầu tiên được sinh ra.
Khi quan sát màu sắc của tã, nếu bố mẹ phát hiện những tình trạng của nước tiểu như: màu sắc tái nhạt, không mùi,… thì bố mẹ có thể yên tâm là các bộ phận trên cơ thể con vẫn đang hoạt động rất tốt. Lúc nãy, hãy theo dõi một thời gian nữa để biết được nhu cầu bú của con.
Cân nặng, chiều cao thay đổi
Dấu hiệu sổ sữa rõ ràng nhất ở các bé sơ sinh chính là cân nặng và chiều cao thay đổi. Việc thường xuyên theo dõi những số liệu này sẽ giúp các mẹ dễ dàng nhận biết được những vấn đề trong sự phát triển của con. Thông thường, cân nặng của trẻ có thể sẽ giảm 10% trong 10 ngày đầu sau sinh, và tăng dần trở lại. Trong 6 tháng đầu, các bé sổ sữa sẽ có khả năng tăng gấp đôi số lượng cân nặng sơ sinh.
Bé sổ sữa có tốt hay không?
Hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ sổ sữa trong vòng 6 tháng đầu. Đây là giai đoạn con bú khỏe, hấp thu tốt và phát triển nhanh. Do đó, sổ sữa được xem như là tình trạng sức khỏe tốt ở trẻ sơ sinh. Nhưng không có nghĩa vì vậy mà các trẻ không sổ sữa có thể trạng yếu hơn. Vì vậy, các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu con mình không sổ sữa. Tuy nhiên, trong một số tình trạng, trẻ tăng cân quá kém có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như:
– Trẻ có vấn đề tim mạch.
– Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
– Hệ thống miễn dịch kém.
– Xương, cơ yếu, kém phát triển.
– Trẻ bị thiếu năng lượng, thần kinh hoạt động kém phát triển.
Tóm lại, trẻ sổ sữa là tình trạng khá tốt ở các bé sơ sinh. Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều không được khuyến khích. Mỗi bé sẽ có khả năng phát triển khác nhau. Điều quan trọng là bố mẹ nên theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển của con, để tránh các trường hợp con mắc phải những bệnh lý nguy hiểm trong giai đoạn đầu đời.
Một số lưu ý để giúp bé sổ sữa
Để trẻ sổ sữa đúng thời điểm, bố mẹ có thể tham khảo những lưu ý sau:
Luôn để bé ngủ đủ giấc
Trong khoảng thời gian đầu đời, giấc ngủ của trẻ chính là yếu tố quan trọng giúp con phát triển toàn diện. Giấc ngủ là điều kiện tiên quyết để giúp trẻ phát triển. Bé bị thiếu ngủ không chỉ quấy khóc, khó chịu,mà còn khiến một số hormone phát triển sụt giảm. Một ngày, bé có thể ngủ đến 16 – 18 tiếng khi mới sinh, thời gian ngủ sẽ dần giảm đi khi bé lớn lên. Lúc này, bố mẹ hãy cố gắng cho bé ngủ đủ giấc, chỉ nên đánh thức con khi cần cho bé bú.
Bố mẹ đừng quá lo lắng việc bé ngủ ngày, thức đêm. Bởi trên thực tế, một ngày các bé sơ sinh cần ngủ đến 16 – 18 tiếng. Mặc khác, khi ở trong bụng mẹ, bé không hề có khái niệm ngày và đêm. Bố mẹ hãy để con dần dần quen với đồng hồ sinh học mới. Bố mẹ hãy điều chỉnh đồng hồ sinh học của con bằng giúp bé tăng hoạt động vào ban ngày, bật đèn hoặc mở cửa để lấy ánh sáng. Đồng thời, giảm các hoạt động vào ban đêm bằng cách tắt đèn, hạn chế những âm thành ồn ào để giúp con làm quen với môi trường mới.
Giúp trẻ tiêu thụ năng lượng
Mẹ có thể giúp trẻ tăng cường hoạt động bằng cách chơi với con, giúp bé làm quen với các hoạt động: bò, trườn, lật, đùa giỡn,… Khi cơ thể được hoạt động, bé sẽ nhanh đói và nhanh đòi bú.Điều này không chỉ giúp con bú nhiều, mà còn kích thích khả năng sản xuất sữa ở mẹ. Thêm vào đó, khi hoạt động, trẻ ăn nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều và dần hoàn thiện nhanh hơn.
Cho trẻ bú mẹ đúng, đủ cữ, chú ý khớp chốt ngậm đúng
Cho bé bú đủ cữ không chỉ là cách giúp hút sữa hiệu quả, giảm nguy cơ tắc tia sữa ở người mẹ, mà còn giúp kích thích sản xuất sữa cho trẻ bú ở cữ tiếp theo. Mẹ hãy cho bé bú một bên ngực, rồi mới chuyển sang bên tiếp theo, do sự khác nhau giữa thành phần sữa đầu và sữa cuối trong cữ bú của bé. Nếu trong sữa đầu có chứa rất nhiều kháng thể, nhiều nước; thì sữa cuối lại là nơi hội tụ của các loại chất béo cần thiết. Vì vậy, dù sữa đầu hay sữa cuối đều quan trọng và cần thiết với bé. Mẹ không nên cho bé bú được giữa chừng lại đổi bên ngực khác.
Massage cho con
Massage đúng cách sẽ giúp con có một giấc ngủ ngon, thư giãn và kích thích các cơ quan phát triển. Đồng thời, hoạt động này còn có thể kích thích thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ, giúp con ăn ngon và phát triển toàn diện hơn. Ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy chú ý và tham khảo thao tác của các chuyên gia. Từ đó duy trì các bài tập massage để “thực hành” hàng ngày trên cơ thể con.
Tập cho trẻ ăn dặm
Từ tháng thứ 6, bố mẹ đã có thể cho trẻ ăn dặm kết hợp với việc uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cho con. Bố mẹ có thể tham khảo một số món ăn bắt mắt, ưu tiên hương vị tự nhiên để phòng ngừa nguy cơ từ các món ăn sẵn. Chú ý tuân thủ những quy tắc chuẩn bị món ăn cho con như: chú ý các loại gia vị, ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc.
Nhìn chung, sổ sữa đúng thời điểm luôn là niềm mong ước của các mẹ. Không chỉ vậy, việc này cũng trở thành áp lực của nhiều chị em khi ông bà, họ hàng hoặc hàng xóm “quở”. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng sẽ xuất hiện tình trạng sổ sữa như người lớn mong ước. Thật ra, việc hy vọng trẻ sổ sữa đều do xuất phát từ mong muốn bé khỏe mạnh, ít bệnh tật. Các chị em đừng quá áp lực nếu như trẻ không tăng cân nhiều. Điều quan trọng nhất trong thời điểm này mà các chị em nên làm là theo dõi tình trạng sức khỏe của con, giúp con có hệ miễn dịch thật tốt và tránh các bệnh lý không mong muốn.
Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về sổ sữa và em bé sổ sữa là sao. Nhưng dù thực hiện biện pháp nào,các mẹ nhớ luôn đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời nhé.
(st)
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Cũng hay nghe người ta trầm trồ em bé sổ suax mà giờ mới hiểu rõ
Cảm ơn m chia sẻ nha