Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thơm ngon và dinh dưỡng cho bé
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp vốn được rất nhiều mẹ Việt quan tâm và áp dụng cho con nhờ tính khoa học và bổ dưỡng. Vậy mẹ có thể học theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật như thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách thức phù hợp cho bé yêu của bạn nhé!
Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật?
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn đa dạng, ngon miệng cho bé. Với phương pháp ăn dặm này, các loại thực phẩm đều sẽ được chế biến riêng, không trộn lẫn và không nêm gia vị. Đây là cách các mẹ Nhật tập cho bé làm quen với hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm, từ đó phát triển vị giác.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé thiết lập thói quen ngồi ăn ngay từ khi còn nhỏ, để ăn nhanh và tập trung hơn.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé thiết lập thói quen ngồi ăn ngay từ khi còn nhỏ, để ăn nhanh và tập trung hơn.
Những quy tắc chung khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
– Giai đoạn đầu khi ăn dặm, mẹ cho bé ăn món cháo loãng được pha theo tỉ lệ 1 gạo – 10 nước, độ đậm đặc có thể tăng theo tuần, tháng tuổi của bé. Sau một tuần ăn cháo trắng nghiền, mẹ nên cho bé ăn rau củ kèm với cháo.
– Mỗi khi cho bé thử thực phẩm mới, chỉ nên bắt đầu với 1 thìa để dễ dàng theo dõi phản ứng của bé và có cách tính toán phù hợp.
– Bé chỉ cần ăn 1 bữa/ ngày và bữa ăn này phải tách biệt với cữ sữa, để bé nhận thức được đó là ăn dặm cũng như phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa.
– Đảm bảo bữa ăn dặm của bé đủ 4 nhóm chất cần thiết: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất.
– Không nêm gia vị vào món ăn dặm của bé.
Gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé:
Đối với bé từ 6 tháng tuổi: tuần đầu tiên, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng và xay nhuyễn. Tuần tiếp theo bắt đầu cho bé thử một số loại rau củ quả loại được rây mịn. Thực phẩm gợi ý cho giai đoạn này gồm:
Tinh bột: cháo loãng (gạo) xay nhuyễn, nấu nhừ và chủ yếu chắt phần nước hồ cho bé; khoai lang xay nhuyễn kết hợp với sữa mẹ pha loãng hỗn hợp
Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai, nước hầm dashi (kiểu Nhật)
Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây
Đối với bé 7 – 8 tháng: các loại thành phần được tăng thêm dưới dạng đặc và thô hơn
Tinh bột: những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, yến mạch, mì ống, ngũ cốc
Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu
Vitamin: nấm
ăn dặm kiểu nhật
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm vượt trội, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng tồn tại những khuyết điểm mẹ cần lưu ý:
Mất nhiều thời gian nghiên cứu và chế biến kết hợp các thực phẩm để bé đủ dưỡng chất, không bị ngán.
Chi phí đầu tư cao vì cần chuẩn bị nhiều loại thực phẩm cho một bữa ăn của bé.
Bé không ăn được nhiều do không quen với việc phải ăn cháo sớm nên không tăng cân nhanh.
Hệ tiêu hoá của bé vẫn còn rất non nớt, nên ăn thô sớm có thể không thích hợp cho dạ dày của bé.
Về mặt sinh học, hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này chưa hoàn chỉnh để điều chỉnh, phân bố men tiêu hóa thích hợp cho từng loại thức ăn riêng biệt. Cụ thể khi bé nhai nuốt thức ăn, hệ tiêu hóa sẽ tiết ra một phức hợp các men tiêu hóa cho 4 nhóm thực phẩm cơ bản (đạm, bột đường, béo và vitamin – khoáng chất – chất xơ), vì vậy việc phân bổ dưỡng chất cho khẩu phần ăn của bé là rất cần thiết.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Cảm ơn mom chia sẻ phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để mình tham khảo