Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng thường xuyên xảy ra, tuy nhiên mỗi trẻ lại có biểu hiện khác nhau về vấn đề này. Nhiều trẻ vặn mình kèm theo những biểu hiện như quấy khóc, giật mình… Vậy đây có phải là điều bố mẹ cần lo lắng? Hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách giúp trẻ không còn vặn mình, quấy khóc ngay trong bài viết dưới đây!
Tại sao trẻ sơ sinh thường hay vặn mình?
Vặn mình ở trẻ sơ sinh là cách trẻ phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài môi trường hoặc những thay đổi trong cơ thể bé, vặn mình ở trẻ sơ sinh cơ bản được chia thành 2 loại là vặn mình sinh lý và vặn mình bệnh lý.
Vặn mình sinh lý là hiện tượng bình thường của trẻ để thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung người mẹ, nếu bé vẫn ăn và ngủ bình thường bố mẹ không nên quá lo lắng về điều này.
Tuy nhiên vặn mình bệnh lý lại phức tạp và đáng quan tâm hơn, lúc này trẻ sẽ có biểu hiện vặn mình, gồng người kèm theo quấy khóc, rặn đỏ mặt… và có hiện tượng bỏ bú, uể oải, quấy khóc đặc biệt về đêm, cho thấy cơ thế bé đang bị thiếu Canxi, dẫn đến cảm giác khó chịu cho bé khi quá trình khoáng hóa diễn ra.
Khi nào bố mẹ cần quan tâm đến hiện tượng vặn mình của trẻ?
Theo dõi các biểu hiện của trẻ là điều quan trọng, nếu bố mẹ thấy con chỉ vặn mình mà các hoạt động ăn, ngủ, phát triển của con vẫn bình thường thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu nhận thấy con đang gặp phải tình trạng vặn mình bệnh lý với những biểu hiện như đã đề cập phía trên, bố mẹ cần nhanh chóng có những phương án bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, đặc biệt là Canxi.
Tại sao Canxi lại là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vặn mình, quấy khóc bất thường của bé?
Có thể nói Canxi là một trong những dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở những năm tháng đầu đời, tham gia vào quá trình phát triển hệ xương và các hoạt động thần kinh của bé.
Đối với sự phát triển của hệ xương, đặc biệt khi bé ngủ ban đêm, canxi sẽ tham gia vào quá trình khoáng hóa các đầu sụn để xương có thể phát triển. Vì vậy nếu thiếu canxi, quá trình này sẽ bị gián đoạn và gây ra cảm giác buồn bực, khó chịu, là nguyên nhân chính khiến bé vặn mình liên tục và quấy khóc không ngừng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “Khóc dạ đề” mà nhiều bé thường gặp phải mà bố mẹ không biết cách xử lý.
Canxi ở quá trình phát triển hệ xương của trẻ
Canxi trong quá trình phát triển hệ xương của trẻ
Đối với hệ thần kinh, Canxi đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Thiếu hụt Canxi gây ứng chế các xung động thần kinh, xung động thần kinh không ổn định khiến vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn khiến bé vặn mình, rướn người và rối loạn giấc ngủ, hay quấy khóc đêm
vai trò Canxi trong hoạt động của hệ thần kinh
Vai trò của Canxi trong hoạt động của hệ thần kinh
Hiện tượng bé vặn mình và thường giật mình khi ngủ cũng thường xảy ra ở những trẻ không được bổ sung đủ Canxi, thiếu hụt canxi khiến phản ứng trao đổi các ion qua màng tế bào bị rối loạn khiến các cơ bị co giật.
Vai trò của canxi trong hoạt động của các cơ
Như vậy xác định được trẻ có đang gặp tình trạng vặn mình bất thường do thiếu canxi hay không là điều rất quan trọng.
Mẹo chữa vặn mình cực nhạy mẹ nên áp dụng ngay!
Nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng vặn mình, quấy khóc ở trẻ, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo để giúp bé ngủ ngoan, ăn ngoan, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.
Đối với những trẻ vặn mình sinh lý, bố mẹ hãy tạo cho con sự thoải mái bằng cách cho con không gian ngủ yên tĩnh, kiểm soát không gian, ánh sáng và nhiệt độ phòng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Bên cạnh đó, cho trẻ ăn no, ăn đúng cữ cũng là điều mẹ cần đặc biệt quan tâm để bé có một giấc ngủ ngon, không còn hiện tượng quấy khóc, vặn mình. Vì vậy nếu mẹ đang gặp phải tình trạng giảm sữa, ít sữa cần nhanh chóng sử dụng các biện pháp gọi sữa phù hợp để có đủ lượng sữa cần thiết cho con.
Giữ được một nguồn sữa dồi dào cũng là một trong những tiền đề quan trọng để mẹ có thể thực hiện những mẹo dưới đây, góp phần tăng cường Canxi cho cơ thể con, chấm dứt tình trạng vặn mình, giật mình khi ngủ ngay tại nhà!
Đối với những trẻ vặn mình bệnh lý, mẹ cần tính toán bổ sung dưỡng chất cho con, đặc biệt là Canxi bằng cách thay đổi thực đơn dinh dưỡng của người mẹ một khoa học nhất và tăng cường khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể con. Mẹ có thể thực hiện ngay các mẹo sau.
Mẹo thứ nhất Tăng cường Canxi trong sữa mẹ
Như đã đề cập phía trên, Canxi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vặn mình bệnh lý ở trẻ, đây lại là đối tượng đang phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, vì vậy tăng cường Canxi trong sữa là cách tốt nhất để trẻ có thể hấp thu được. Dinh dưỡng là con đường tốt nhất và là mẹo đơn giản nhất để mẹ có thể thực hiện điều này.
Nhiều mẹ thường cho rằng chỉ cần ăn những thực phẩm bổ dưỡng là sữa có chất, tuy nhiên điều này không thật sự đúng bởi cân bằng dinh dưỡng mới thực sự quyết định tới sự phát triển toàn diện của con. Vì vậy tình trạng thiếu hụt Canxi ở trẻ bú mẹ là điều không hiếm gặp.
Trước hết mẹ cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung những món ăn chứa nhiều Canxi một cách hợp lý nhất, theo đó trung bình người mẹ đang cho con bú được khuyến nghị nên bổ sung khoảng 1300 mg Canxi mỗi ngày. Nguồn Canxi mẹ có thể dễ dàng tìm thấy có thể từ: Trứng, sữa và các món ăn từ sữa, các loại cá biển như cá hồi, cá thu, tôm… đều là những thực phẩm có hàm lượng Canxi rất cao.
Mẹo thứ hai Tăng cường khả năng hấp thụ Canxi của trẻ
Một mẹo để cơ thể trẻ có thể hấp thụ Canxi tốt hơn, đặc biệt đối với những bé không bú mẹ hoàn toàn và phải sử dụng kết hợp sữa công thức, mẹ nên quan tâm đồng thời đến việc bổ sung vitamin D cho con đúng cách và hợp lý nhất bởi vitamin D là một trong những chất dẫn truyền có tác dụng giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa Canxi, hỗ trợ cho quá trình khoáng hóa xương diễn ra tốt hơn để bé không còn vặn mình, quấy khóc.
Để bổ sung vitamin D cho trẻ, mẹ cũng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, điển hình nhất là việc cho trẻ tắm nắng. Tắm nắng đúng cách có thể thúc đẩy quá trình sản sinh và tổng hợp vitamin D tự nhiên trong cơ thể con giúp con có thể hấp thụ được Canxi tốt hơn.
Vì vitamin D không có quá nhiều trong thực phẩm, vì vậy mẹ sẽ khó bổ sung dưỡng chất này cho trẻ thông qua sữa mẹ. Vì vậy mẹ có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng phù hợp để bổ sung vitamin D trực tiếp cho con.
Mẹo thứ ba Massage cho trẻ đúng cách theo khoa học
Massage cho trẻ là một trong những mẹo đơn giản vừa giúp trấn tĩnh trẻ trong trường hợp bé vặn mình, quấy khóc do cảm thấy khó chịu về đêm. Bên cạnh đó thực hiện massage cho bé đúng cách và thường xuyên là một cách để nâng cao khả năng tuần hoàn của bé, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, cũng là giúp bé hấp thụ được đủ Canxi để bé không còn vặn vẹo, khó chịu.
Theo đó việc massage cho trẻ hoàn toàn không khó, bằng những động tác đơn giản, nhẹ nhàng mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện ngay trong thời điểm bé đang quấy khóc, vặn mình và thực hiện thường xuyên để hỗ trợ cho bé tốt nhất.
Quan tâm đến từng biểu hiện nhỏ của con để có những phương án hỗ trợ kịp thời là điều quan trọng, quyết định đến sự phát triển của con trong cả tương lai. Qua bài viết trên, hy vọng đã có thể cung cấp thêm những kiến thức, cũng như cách để chữa khi trẻ sơ sinh hay vặn mình hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ hoàn toàn có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận để được các chuyên gia giải đáp, hỗ trợ trực tiếp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo! Hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề hoặc mong muốn của bạn!
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
mình nghe nói bé bú mẹ hay bị vặn mình lắm ko biết tai sao ha