🔥 Bài đăng hot nhất

Khi trẻ bị sốt cặp nhiệt độ sốt 39 độ phải làm sao?

Sốt là một phản ứng chung của cơ thể, xảy ra cho cả người lớn và trẻ em, cần được xử lý đúng cách và kịp thời. Vậy, khi cặp nhiệt độ sốt 39 độ phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn cho bạn.

1. Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ?

Sốt là hiện tượng thân nhiệt cao hơn so với bình thường để phản ứng lại với mầm bệnh, nhiễm trùng hoặc một số nguyên nhân khác, từ đó bảo vệ cơ thể.

Khi cơ thể bình thường, nhiệt độ trung bình của con người là khoảng 36 ° C. – 37°C (97 ° F đến 99 ° F. tương đương). Đo nhiệt kế 37 độ.

Vậy, nhiệt độ bao nhiêu thì sốt? Theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ cơ thể từ 38 ° C (100. tương đương,4°F) trở lên được coi là sốt. Sốt được chia thành 3 cấp độ:

Khi đo nhiệt kế, nhiệt độ cơ thể dưới 38 ° C: Sốt nhẹ

Nhiệt độ từ 38 ° C đến dưới 39 ° C: Sốt vừa

Khi nhiệt độ cơ thể trên 39 ° C: Sốt cao.

*Lưu ý: Với trẻ nhỏ, nhiệt độ tăng cao rất nhanh, đôi khi lên đo nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ.

Sốt thường kèm theo khó chịu về thể chất, và hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn khi điều trị sốt. Nhưng nó phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng thể chất của bạn và nguyên nhân cơ bản khiến bạn bị sốt, bạn có thể cần hoặc không cần điều trị y tế riêng biệt khi bị sốt. Có thể sốt là một phương thuốc tự nhiên chống lại nhiễm trùng, sốt sau tiêm vaccine Covid-19, sốt mọc răng, vv… Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân không lây nhiễm gây sốt.

Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Ví dụ, thuốc kháng sinh được sử dụng cho một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu. Các phương pháp điều trị sốt phổ biến nhất bao gồm thuốc không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng aspirin vì nó có liên quan đến một tình trạng được gọi là hội chứng Reye.

2. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng là nguyên nhân gây sốt ở trẻ em phổ biến nhất. Hầu hết những bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đều có biểu hiện sốt, chẳng hạn như:

  • Cảm lạnh
  • Viêm dạ dày ruột
  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm thanh khí phế quản
  • Viêm phế quản
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bé mọc răng
  • Sốt sau tiêm chủng

3. Bạn có nên hạ sốt cho bé?

Cường độ sốt ở trẻ không phải là yếu tố duy nhất xác định bạn có nên hạ sốt cho trẻ hay không. Bên cạnh đó, bạn còn cần lưu tâm đến những biểu hiện của bé.

Thông thường, sốt có xu hướng đi chung với một loạt dấu hiệu bệnh lý khác. Phần lớn trường hợp, bạn có thể tự áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hoặc để cơn sốt tự biến mất.

Tuy nhiên, trong vài tình huống, những triệu chứng đi kèm có thể cần được đánh giá cẩn thận từ các chuyên gia. Điều quan trọng là bạn cần đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bé.

4. Khi trẻ bị sốt nên làm gì và không nên làm gì?

Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ

Bạn sẽ phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi nếu bé rơi vào một trong những trường hợp dưới đây, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi có kết quả đo nhiệt độ cơ thể ở trực tràng lớn hơn 38 độ C. Đối với tình huống này, bạn không được tự ý hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng thuốc (ví dụ như acetaminophen), trừ khi bác sĩ chỉ định như vậy.
  • Bé từ ba tháng đến ba tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C trở lên. Đồng thời, tình trạng này kéo dài đã kéo dài ít nhất ba ngày hoặc trẻ có những biểu hiện bất thường như quấy khóc, đeo bám, không chịu uống nước…
  • Trẻ em từ 3 – 36 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38,9 độ C trở lên.
  • Trẻ nhỏ mọi lứa tuổi sốt cao (39 – 40 độ C).
  • Bé bị sốt và kèm theo co giật.
  • Cơn sốt ở trẻ tái phát liên tục trong bảy ngày hoặc nhiều hơn.
  • Trẻ có bệnh sử về các vấn đề như bệnh tim mạch, ung thư, thiếu máu hồng cầu hình liềm…
  • Sốt đi kèm phát ban.

Khi nào bạn cần tìm cách hạ sốt cho trẻ?

Đối với trường hợp bé có bệnh sử về tim, phổi, não, thần kinh… việc tìm cách hạ sốt cho trẻ càng sớm càng tốt là vấn đề ưu tiên hàng đầu của bố mẹ.

Mặt khác, ở những trẻ đã từng bị co giật, động kinh do sốt trong quá khứ, các cách hạ sốt cho trẻ không hẳn có thể ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, đây vẫn là một biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Nếu bé cảm thấy khó chịu, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ an toàn và nhanh chóng tại nhà, mặc dù điều này không hẳn cần thiết.

Trường hợp nào bạn không cần tìm cách hạ sốt cho trẻ?

Phần lớn trường hợp bé bị sốt, bạn không nhất định phải có cách hạ sốt cho trẻ. Đối với trẻ từ ba tháng tuổi trở lên, nếu sốt dưới 38,9 độ C, bé vẫn có thể hoạt động bình thường và phục hồi tốt, kể cả khi bạn không dùng bất kỳ cách hạ sốt cho trẻ nào.

Mặt khác, nếu bố mẹ không chắc chắn liệu bé có cần hạ sốt hay không, hãy liên hệ với bác sĩ nhi để được tư vấn kỹ hơn.

5.Cách xử lý khi cặp nhiệt độ sốt 39 độ

Trường hợp bé sốt mà đo nhiệt kế đo 38 độ hoặc 38 độ.5 độ, Bạn có thể làm cho bé thoải mái hơn bằng những cách sau:

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho thông thoáng, có thể bật quạt nhẹ, mở cửa phòng, tuy nhiên, tránh gió lùa trực tiếp vào cơ thể bé.
  • Mặc quần áo rộng rãi cho bé, và chất liệu quần áo phải mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho cơ thể bé. Tránh mặc quần áo quá dày vì nhiệt độ của bé có thể tăng cao hơn.
  • Chườm nước ấm: bạn hãy dùng khăn mềm nhúng nước ấm (khoảng 37 độ), lau người cho bé rồi chườm lên những vị trí như trán., nách, bẹn để giúp bé hạ nhiệt nhanh hơn.

Với các trường hợp đo nhiệt kế 38.5 độ, đo nhiệt kế 39 độ mẹ có thể kết hợp thêm thuốc hạ sốt chứa hoạt chất paracetamol (là một trong những hoạt chất có tác dụng hạ sốt được trẻ em ưa chuộng vì tính an toàn và hiệu quả) với liều lượng phù hợp.

Khi dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao có thể phòng ngừa được các nguy cơ co giật cũng như những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Đề xuất cân hàm lượng hoạt chất tương ứng với khối lượng như sau: trẻ em từ 5 tuổi – 8kg: 80mg, trẻ em cân nặng từ 10 tuổi – 15 kg: 150mg, trẻ em cân nặng từ 16 tuổi – 25 kg: 250mg.

*Lưu ý: Liều lượng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, cách sử dụng và liều lượng mẹ nên tham khảo bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.

Trường hợp bé đo được nhiệt kế 39.5 hoặc nhiệt kế 40 độ, Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ vì khi trẻ bị sốt, trẻ thường xuyên bị mất nước, giảm sức đề kháng. Do đó, phải bù dưỡng chất, bù nước và bổ sung vitamin sẽ giúp trẻ có sức để chống lại cơn sốt và hạ sốt nhanh chóng.

Với trẻ còn đang bú mẹ: Cho bé ăn nhiều hơn để bù nước. Đặc biệt, các mẹ chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có sữa cho con và sức khỏe để chăm con trong đêm nếu không may bé sốt về đêm.

Nếu con bạn bú sữa công thức, mẹ nên ôm con nhiều hơn để con yên tâm không giật mình.

Bé đã ăn uống được (em bé đang ăn thức ăn đặc hoặc trên 2 tuổi – 3 tuổi): Các mẹ nên nấu các món cháo dinh dưỡng hoặc súp vừa dễ ăn vừa dễ bù nước. Hoặc làm nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho bé.

Trên đây là những thông tin cần biết khi trẻ sốt cặp nhiệt độ sốt 39 độ phải làm sao. Hi vọng hữu ích khi các mẹ chăm trẻ.

Khi trẻ bị sốt cặp nhiệt độ sốt 39 độ phải làm sao?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
5
4

Hữu ích quá

1 năm trước
Thích
Trả lời

Kiến thức hay quá ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ kiến thức huuc ích khi chăm trẻ bị sốt

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!