Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
“Bé bị chàm, viêm da cơ địa dùng thuốc gì hay mẹo dân gian gì giúp trị khỏi dứt điểm” là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Sau đây mời các bạn tham khảo chia sẻ phương pháp điều trị chàm cho trẻ của các bà mẹ giàu kinh nghiệm được 4suckhoe.com tổng hợp.
Kinh nghiệm điều trị chàm của mẹ bé Tin
Chào các mẹ, con em hồi 2-3 tháng cũng bị viêm da cơ địa, giờ trộm vía đã gần như khỏi nên em chia sẻ kinh nghiệm.
Hồi 2 tháng con em bắt đầu nổi nốt, ban đầu là vài nốt đỏ đỏ ở má sau đó dày dần lên như hình đồng xu (chàm đồng xu), lúc nặng đỏ rực. Em theo dân gian bôi nước trầu không kết hợp với bactroban. Sau 3 ngày thì gần như khỏi nhưng da khô, vùng da bôi thuốc như teo, khác với vùng da khác. Sau khoảng nửa tháng con em có dấu hiệu bị lại, lần này bị nặng hơn. em lên mạng đọc rất nhiều thông tin, y tá viện phụ sản cũng tư vấn cho em bôi hồ nước nên em mua hồ nước về dùng thử, chỉ thấy hơi đỡ sau đó bị lại nặng hơn rất nhiều, lan rộng. Da bôi hồ nước càng khô hơn nên bệnh nghiêm trọng hơn.
Sau đó thấy con bị nặng quá em cho con đi Da liễu TW khám và được chuẩn đoán viêm da cơ địa, cho thuốc ENOTI bôi tối đa trong 7 ngày và lactate lotion, đây là kem dưỡng ẩm bôi hàng ngày. Bác sĩ còn bảo thể nào cũng bị lại và giữ lấy thuốc mà dùng lần sau. Mình về bôi thì sau 4 ngày gần như khỏi nhưng cũng như lầ trước vùng da bôi thuốc bị nhăn nheo như teo lại và 1 thời gian sau bị lại rất nhanh. Mình tiếp tục tham khảo thêm trên mạng, biết ENOTI là thuốc không dùng được lâu dài nên mình nghĩ phải tìm cách khác.
Cùng lúc đó có chị ở cơ quan đến chơi bảo mình dùng thử Gentrisone. Và mình mua thử. Kết quả là nếu không quá nặng thì 1 lần bôi gentrisone sẽ khỏi luôn. Con mình bị tái lại sau khi dùng ENOTI, các nốt đỏ li ti lan dần thì bôi gentrisone sau 1 đêm mặt sẽ đẹp trở lại, cổ bị đỏ rực bôi cũng 1 đêm là khỏi (bôi lớp rất rất mỏng lên vùng bị nặng thôi ạ). Và gentrisone thì không bị teo da. Mình không là dược sĩ nên không biết thuốc này có độc bằng các thuốc chứa corticoid khác không nhưng hiệu quả thật.
Để khắc phục vùng da đã teo và tránh bị lại mình dùng cetaphil cream của Pháp (tuýp màu hồng hồng, cream tốt hơn lotion nhiều đấy ạ) Bôi cetapil mấy ngày da bé sẽ mịn trở lại do đã được bổ sung độ ẩm. Từ đó thỉnh thoảng thấy da con có vẻ khô do nằm điều hòa mình bôi cho con chút kem cetapil thì không thấy bé bị lại nữa. Tắm thì mình vẫn tắm bình thường cho bé thôi không dùng gì đặc biệt! 1 tuýp cetapil mình mua 160 ngàn dùng mãi đến giờ cháu 6 tháng vẫn chưa hết ạ.
Trên đây là kinh nghiệm của mình, xin chia sẻ cho các bạn. Chúc các bé mau khỏi nha.
Kinh nghiệm của mẹ bé Nấm
Bé nhà mình đã bị chàm rất nặng từ khi 6 tuần tuổi, lúc đầu bé chỉ bị nổi ở mặt và cổ nhưng sau đó lan khắp người. Mình đã đưa con đi rất nhiều bác sĩ, từ bác sĩ da liễu đến bác sĩ về dị ứng nhưng đều không chữa khỏi. Hầu hết các bác sĩ đều kê thuốc bôi hydrocortisone. Khi bôi thuốc này thì ngay lập tức vùng bị chàm sẽ hết ngay lập tức (trong vòng 1 vài tiếng) nhưng khi bị lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Do bôi hydrocortisone có rất nhiều tác dụng phụ nên mình đã quyết định không sử dụng nữa vì quá nguy hiểm cho sức khỏe. Mình đã tự tìm hiểu và đọc rất nhiều sách về bệnh này và cuối cùng cũng đã giúp con mình giảm bệnh. Hiện nay cháu không còn bị nổi vết chàm nào nữa.
Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm về điều trị bệnh chàm hy vọng có thể giúp được các mẹ có con bị eczema.
Những bé bị chàm là do cơ thể có hệ miễn dịch kém hơn bình thường. Do đó khi gặp một tác nhân gây dị ứng mà cơ thể không dung nạp được thì sẽ phát tác qua da khiến vùng da đó bị nổi mẩn đỏ. Có 3 loại tiếp xúc gây ra chàm:
Qua đường ăn uống: đây là loại phổ biến nhất ở trẻ em.
Do tiếp xúc qua da.
Qua đường hô hấp.
Chính vì bệnh chàm là do hệ miễn dịch kém nên đa số trẻ em bị bệnh này sẽ giảm dần và hết khi lớn lên (sau 3-4 tuổi) vì lúc này hệ miễn dịch hoàn thiện hơn.
Vì chàm không phải là bệnh về da liễu nên các thuốc bôi chỉ có tác dụng nhất thời chứ không thể chữa khỏi. Mình đã dùng rất nhiều loại kem bôi cho bé nhà mình, thực sự là không thể kể hết số loại kem mình đã thử: từ các loại kem thuốc cho tới các loại kem làm từ thiên nhiên như lá lô hội, shea butter, dầu dừa, lá calendula, … tới các loại kem dưỡng ẩm như Cetaphil, California Baby Lotion, Vaseline, Aquaphor, Eucerin,… cộng với rất nhiều loại lá tắm cho bé (bòng bong, răng cưa, trầu không, mướp đắng, lá bàng non,…) Túm lại là tất tần tật những gì mình đọc được trên mạng và thấy người ta nói khỏi thì mình đã thử với con mình.
Xin nói thêm là mình đang ở nước ngoài và để có lá tắm cho bé mình phải nhờ người mang sang chứ ở đây không có.
Đúng là một số kem và lá tắm giúp cho bé đỡ, nhiều loại kem bôi làm giảm ngay lập tức nhưng không giúp bé khỏi bệnh, bé dễ dàng bị nặng lại. Như mình đã nói ở trên, chàm không phải bệnh về DA LIỄU nên các thuốc bôi trên da không có tác dụng chữa khỏi bệnh được. Vậy muốn trị dứt điểm bệnh chàm thì chỉ có một cách duy nhất là làm sao tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và đồng thời tránh các tác nhân gây dị ứng.
Mẹ bé MiMi hướng dẫn cách điều trị bệnh chàm
Có 2 loại chàm. Chàm khô và chàm rỉ nước. Chàm thực ra là 1 dạng viêm da. Các bé mình thấy hay bị chàm khô hơn, nhất là vào mùa hanh như thế này. Biểu hiện thường là các vết sẩn đỏ, có vẩy và ngứa. Dễ lan nếu không giữ gìn cẩn thận. Chàm sữa thường ngoài 3 tuối là hết, chàm cơ địa dễ bị theo đuổi cho đến khi lớn.
Với các bé bị chàm, tuyệt đối không dùng các loại tắm gội thông thường mà phải dùng loại Free soap, bôi kem dưỡng cho da bị chàm thường xuyên để da luôn mềm mại, thì mới có hiệu quả ngăn ngừa và làm giảm bớt tình trạng viêm da đó. Đừng chờ khi bé bị lại mới dùng tiếp.
Khi bé bị chàm cấp có thể dùng Eumovate hoặc Locatop (mình thích Locatop còn các bác sĩ hay kê Eumovate) bôi vài ngày rồi dừng ngay, quay trở lại bôi kem dưỡng cho da bị chàm. Tuyệt đối không lạm dùng các loại này bôi lâu dài cho các bé, sẽ có hại cho da và cho cả việc điều trị sau này nữa.
Vì bệnh này là do da bị dị ứng, quá mẫn cảm, quá khô mà gây ra. Nên chỉ cần giải quyết hai vấn đề:
– Khi bị cấp, có mụn nước, có khả năng viêm nhiễm nặng lên thì phải dùng hồ nước để bề mặt da se và lành lại.
– Giai đoạn dưỡng, là khi bề mặt da chỉ còn khô, nứt nẻ, bong vẩy thì dùng kem dưỡng ẩm bôi ngay sau khi tắm xong, sau khi rửa mặt xong hoặc cách độ 6-8 tiếng bôi lại một lần để bề mặt da không bị mất nước thì bé sẽ hết nẻ, hết chàm. Kem dưỡng ẩm này có một số loại thông dụng, rất lành tính dùng cho các bé, đó là Aderma Exomega, Physiogel, Cetaphil… Exomega đợt này hàng hết nhẵn nhụi nên trên thị trường chỉ còn một số nơi bán Physiogel và Cetaphil thôi. Đây là những kem dưỡng ẩm không có hóa chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản nên dùng cho da em bé, da nhạy cảm (kể cả người lớn) rất tốt. Khách hàng của mình thường dùng quen Exomega, nhưng khi hàng này hết, dùng thay bằng Physiogel hoặc Cetaphil thấy vẫn rất hiệu quả, chỉ có điều xét về giá thì đắt hơn Exomega một chút.
Nói là như vậy nhưng cũng có một số trường hợp bị chàm rất nặng, vẫn phải viện đến kem có corticoid để giải quyết vấn đề trước mắt. Các mẹ dùng kem này ngắn ngày (đúng hướng dẫn) và bôi lớp mỏng thì cũng không đáng ngại lắm đâu. Với loại này, khi nào bề mặt dịu xuống thì nên dừng ngay và chuyển sang dưỡng ẩm. Bề mặt da cứ đủ độ ẩm là bé sẽ không bị.
Mẹ bé Heo:
Mình xin chia sẻ kinh nghiệm chữa chàm sữa của bé nhà mình nhé. Bé mình bị chàm từ hồi 5.5 tháng, bị rất là nặng, đầy 2 bên má, chảy nước, toàn bộ trong người: ngực, bụng, lưng, tay, chân mông đều đỏ nổi sần thành từng khoang tròn hay cả mảng lớn, túm lại là ko có chỗ nào là hở da ra cả. Bé ngứa, lăn lộn cả đêm. Mình đã bế đi khám từ da liễu tới Y dược, Nhi đồng, Victorya mỹ mỹ mà không ăn thua. Bác sỹ kê aerius, phenegan, clopheramin, adema, cetaphil, safforelle v.v.v, tắm thuốc lá, trà xanh v.v.v mà vẫn không đỡ.
Có lần bé nặng quá, bỏ ăn, khóc lóc suốt ngày mình đành liều dùng corticoid thì khỏi ngay, vừa ngưng 1 phát là lên lại luôn.
1.5 tháng gần đây mình ngưng hết các loại thuốc trên, cho bé bôi kem mustela của Pháp, chỗ nào chảy nước thì bôi milian, kết hợp tắm trà xanh đặc và may mắn làm sao bé mình đã đỡ hẳn, 10 phần bây giờ chỉ còn khoảng 4 phần thôi (trộm vía con).
Kem này không có corticoid, thành phần chính là đâu chiết xuất từ hoa hướng dương, giúp tái tạo lipid dưới da gì đó nên bé có thể bôi thoải mái mà không sợ. Tuy nhiên kem này bôi phải kiên trì nhé, bé mình bôi sang tuýp thứ 2 mới thấy đỡ đỡ hơn, và bây giờ đang bôi tuýp thứ 3 đây. Trong người vẫn còn đỏ nhưng không sần sùi, má vẫn nổi nhưng diện tích ít hơn, mau lành hơn, bé ngủ ngon hơn rất nhiều.
Các mẹ thử xem sao, hy vọng là bé của các mẹ cũng hợp thuốc như con mình.
Mẹ bé Đậu chia sẻ mẹo dân gian trị chàm cho bé bằng tôm tẩm nước dừa
Cả nhà hồi hộp chờ đợi giây phút cháu gái ra đời. Khi trong phòng hộ sinh có tiếng khóc oe…oe…oe, cả nhà mừng rỡ, lắm tay nhau. Mẹ tròn con vuông rồi. Bác sĩ bế cháu bé từ phòng hộ sinh bước ra, cả nhà đang vui bỗng tắt lịm nụ cười. Khuôn mặt nhỏ, tròn phủ một lớp da đỏ loang lổ lẫn lộn… khó tả. Bà ngoại tự nhủ chắc tại trời tối, với lại do nước ối bám vào nên khuôn mặt mới vậy. Một vài ngày sẽ khác, trẻ sơ sinh thay đổi theo từng ngày mà.
Sáng hôm sau, bác sĩ bước vào phòng kiểm tra và chẩn đoán không phải do nước ối mà do bé bị chàm. Những vết chàm loang lổ trên vùng chán, dưới má của bé cũng có. Mẹ bé cởi quần áo của bé ra thấy chỗ nào cũng chàm, loang lổ những chàm đỏ, cả chàm đen ở vùng gáy, chân, tay, chỗ nào cũng thấy. Thôi thì ở chân cũng không sao, nhưng trên mặt thì hơi ái ngại. Dì bế con vào lòng mà thương vô hạn. Con là con gái mà, chàm như vậy thì… Rồi mọi người bảo thời buổi khoa học hiện đại bố mẹ cứ tiết kiệm để dành tiền sau này thẩm mỹ sẽ hết thôi mà. Chị y tá bảo xưa con chị sinh ra cũng bị chàm nhưng bà nội chữa mẹo theo cách dân gian khỏi luôn. Bà ngoại bé kiên nhẫn làm thử coi. Phải làm lúc ở cữ ấy. Bà ra ngoài chợ, mua tôm rồi về bóc nõn đem tẩm với nước dừa. Cứ sáng sớm và tối muộn lăn vào vùng chàm cho bé, vết chàm sẽ mờ… lâu dần sẽ hết. Làn da bé non nớt là vậy, lăn tôm với nước dừa có sợ da bé dị ứng rồi nhiễm trùng không? Thôi thì cứ thử xem thế nào, dù sao chị ấy cũng là y tá mà con chị ấy cũng bị và thử rồi mà.
Mẹ bé kiên trì, cẩn thận lăn tôm trên vầng trán và hai bên má của bé. Lăn đến khi con tôm chuyển từ màu trắng đục sang màu đỏ; má, trán của bé căng lại vì tôm với nước dừa. Nghĩ sao ai mà ác độc vậy, đổ khắp người con bé. Nếu bạn nhìn bé sẽ không giấu nổi niềm thương, những chấm chàm đen, nâu lốm đốm, rồi mỗi lần nhìn bé vặn mình, khuôn mặt lại dâng lên vết chàm đỏ.
Nhưng với lòng kiên trì, tình yêu thương của mẹ và lòng tốt bụng, sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, vết chàm của bé dần dần bay theo thời gian. Hết bốn tháng cữ, trên khuôn mặt của bé ở vầng trán và má bé đã không còn nốt chàm đỏ nữa. Mà kỳ lạ lắm làn da của bé trắng hồng lên. Khuôn mặt rạng ngời, đôi mắt sáng long lanh lúc nào cũng toe toét nụ cười. Nhưng tôi vẫn buồn vì mỗi lần tắm cho bé vết chàm đen, nâu trên người bé thì không hết vì nó quá nhiều. Thôi thì cũng tự an ủi mình vì khuôn mặt của bé giờ không còn nốt chàm đỏ nữa.
Chuyện tôi kể với các bạn hoàn toàn là sự thật. Đó là cháu gái của tôi và tôi cũng cảm ơn những bài thuốc dân gian mà các cụ xưa truyền miệng đến tận ngày nay để cháu gái tôi không còn bị chàm nữa. Nếu ai có con bị chàm đỏ hãy kiên trì lăn tôm bóc nõn với nước dừa thật sự sẽ khỏi.
Sẽ có ai đó khi đọc xong sẽ hỏi sao mẹ bé không lăn tôm với nước dừa lên những vết chàm khác. Gia đình tôi cũng kiên trì tắm lá canh giới cho bé theo lời mách của một vài người, để đỡ ngứa, rôm xảy và chữa chàm nhưng thật tình mà nói cháu gái tôi có quá nhiều chàm nên không thể lăn tôm được, nhưng bù lại bé có một làn da trắng mịn màng, nụ cười rạng ngời và đôi mắt sáng. Hy vọng bé sẽ có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc về sau.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.