Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ là một dấu hiệu về sức khỏe của trẻ mà bố mẹ cần chú ý. Nổi mẩn là tên gọi chung của nhiều dạng thương tổn da khác nhau, có thể là các sẩn phù như mề đay hoặc là những mụn li ti nhỏ. Vậy Làm sao khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ khắp người?Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nổi mẩn đỏ là gì?
Nổi mẩn ngứa là hiện tượng làn da bỗng nhiên xuất hiện những nốt mẩn đỏ khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vào giai đoạn đầu đời, bé chỉ có thể biểu hiện sự khó chịu bằng cách quấy khóc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần của cả ba mẹ và bé. Những nốt mẩn đỏ này thường xuất hiện ở những vùng da hở như cổ, mặt, chân, tay,... hoặc một số trường hợp cá biệt sẽ nổi toàn thân. Tùy thuộc vào cơ địa của bé mà thời gian và tần suất xuất hiện các nốt này cũng khác nhau.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?
Da của trẻ sơ sinh có thể có nhiều thay đổi trong bốn tuần đầu của cuộc đời. Hầu hết tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là lành tính và tự giới hạn, nhưng xuất hiện những biểu hiện khác kèm theo lại rất nguy hiểm, cần bác sĩ khám để chẩn đoán nguyên nhân lây nhiễm hoặc do bệnh tật nào đó. Khi bé bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên để ý những thay đổi trên da của bé hay gặp trong giai đoạn này để biết khi nào nên khám bác sĩ nhé!
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da có biểu hiện gì?
Mẹ nên quan sát cũng như ghi nhận những biểu hiện của bé để đưa ra biện pháp kịp thời khi cần thiết. Một số biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ:
7 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da
Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh (Erythema Toxicum Neonatorum)
Ban đỏ nhiễm độc có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân. Là bệnh lành tính, tự giới hạn xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 40 đến 70 %, phổ biến nhất ở trẻ sinh ra và cân nặng dưới 2500 g. Các biểu hiện có thể thấy sau khi sinh nhưng thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh, có trường hợp khởi phát sau 14 ngày.
Bé có các biểu hiện:
Mụn trứng cá (mụn đầu trắng) ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn ngứa thường gặp. Mụn trứng cá chiếm tỷ lệ khoảng 20% trẻ sơ sinh và thường khởi phát ở tuần thứ 3.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ thường là do hăm tã. Thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc ra mồ hôi nhiều, do ứ đọng nước tiểu, ứ đọng phân do tiêu chảy.
Bé có các biểu hiện:
Theo bác sĩ, trẻ bị hăm có thể có các biểu hiện như sau:
Dấu hiệu đỏ da, hồng ban, bóng hoặc mụn nước gây ngứa ngáy có thể xuất hiện tại chỗ hoặc toàn thân, xảy ra thường xuyên khi mặc tã, ngay cả khi tả khô hay ướt. Hăm lở da do ẩm ướt: do bỉm đầy, đọng nước tiểu hoặc phân, tiếp xúc lâu với làn da của bé sẽ gây hăm ở những nếp cọ gấp. Biểu hiện bằng hồng ban, lở loét da tại chỗ, ẩm ướt. Tình trạng này xuất hiện không thường xuyên, chỉ khi bé tiếp xúc lâu với tả ẩm ướt.
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân. Nhiễm trùng da do vi trùng là chẩn đoán phổ biến nhất ở các trẻ có vấn đề về da, chiếm khoảng 17% các trường hợp đến phòng khám.
a) Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng da
Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do nhiễm trùng da thường do các nguyên nhân:
b) Các triệu chứng của từng loại nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Những loại nhiễm trùng da:
Triệu chứng chung của các bệnh nhiễm trùng da, nhìn chung bé có một số tổn thương như:
Nhiễm trùng da do virus:
Nhiễm trùng da do nấm:
c) Yếu tố thuận lợi
d) Điều trị nhiễm trùng da ở trẻ
Các trường hợp nhiễm trùng da ở trẻ, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và mức độ để điều trị bằng thuốc uống hay vừa uống và bôi thuốc.
Chàm sữa
Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng.
Bé có các biểu hiện:
Rôm sảy
Rôm sảy là biểu hiện ở trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ với nhiều sẩn nhỏ, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn như đầu đinh ghim, lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc.Bé có thể bị ngứa ngáy biểu hiện khó chịu, quấy khóc.
Một số bệnh ngoài da thường gặp khác ở trẻ sơ sinh
Ngoài những căn bệnh kể trên, da trẻ sơ sinh cũng có thể gặp một số vấn đề khác gây nguy hại đến làn da của bé yêu.
Làm sao khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ khắp người? Cách xử trí mẹ nên biết
Bố mẹ cần loại bỏ các kích ứng khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, ở cổ hoặc toàn thân. Vì da bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên mẹ cần chú ý làm những việc sau:
Mẹ cần lưu ý điều gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ?
Ngoài những nguyên nhân trên, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh lây truyền, vì vậy mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé một cách cẩn thận. Trong trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ thì mẹ cần lưu ý những điều sau:
Câu hỏi thường gặp về tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì?
Đây là bệnh viêm da dị ứng ở trẻ khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người, kèm theo biểu hiện sưng nhẹ gây khô, ngứa và khó chịu. Lúc này, mẹ cần vệ sinh da bé cẩn thận, cho bé uống nhiều nước và dùng kem dưỡng ẩm làm dịu đi những nốt mẩn đỏ. Nếu tình trạng tệ hơn, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám để nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là biểu hiện của những bệnh da liễu sau đây: mụn sữa, rôm sảy, phát ban, hăm, lác sữa,... Những lúc này mẹ nên chú ý chăm sóc da bé cẩn thận để căn bệnh không phát triển thêm.
Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt hay các vị trí khác trên cơ thể như đầu, cổ, toàn thân đều có thể là dấu hiệu báo hiệu da bé đang còn non nớt, nhưng đôi khi có thể là bệnh lý, nếu như mẹ thấy biểu hiện bé khó chịu bứt rứt hoặc khóc hay sốt đi kèm...thường là dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên cho bé khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé! Đừng nên chủ quan mẹ nhé!
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có sao không?
Nếu như mẹ bắt gặp trên da bé nổi mẩn đỏ như bị muỗi đốt thì mẹ có thể nghi ngờ những bệnh lý như bệnh tay chân miệng, dị ứng thời tiết, sốt phát ban, chàm sữa, nấm da, rôm sảy,... Nếu bé không có dấu thường bất thường thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm các triệu chứng tại nhà:
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc "làm sao khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ khắp người" và mẹ biết cách xử lí phù hợp để giúp bẻ nhanh khỏi và dễ chịu hơn nhé.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Hầu như bé nào cũng bị mẩn vài lần, mẹ nắm kiến thức giúp trẻ thoải mái dễ chịu hơn
Rất chi tiết, cảm ơn mom
Cảm ơn mom đã chia sẻ, trẻ nhỏ hay bị lắm
Những thông tin rất bổ ích