🔥 Bài đăng hot nhất

Làm thế nào nếu răng bé bị ăn mòn?

Tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ vẫn có thể xảy ra nếu vệ sinh răng miệng kém. Răng bé bị ăn mòn khiến cho lớp men răng bên ngoài của răng sữa ngày càng mỏng hơn và có nguy cơ bị sâu răng. Điều may mắn là tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ có thể được đảo ngược và men răng có thể được phục hồi.

1. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ

Răng sữa giúp trẻ nhỏ ăn và nói dễ dàng hơn. Đồng thời răng sữa cũng giúp cho các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, vì vậy điều quan trọng là phải chăm sóc răng miệng của trẻ ngay từ đầu. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ vẫn có thể xảy ra nếu vệ sinh răng miệng kém. Răng bé bị ăn mòn khiến cho lớp men răng bên ngoài của răng sữa ngày càng mỏng hơn và có nguy cơ bị sâu răng.

Có nhiều nguyên nhân gây ăn mòn chân răng ở trẻ như:

• Vệ sinh răng miệng kém. Đánh răng không đúng cách, không thường xuyên và không dùng chỉ nha khoa dẫn đến các mảng bám trên răng không được loại bỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn trong miệng sử dụng đường từ thức ăn và đồ uống tạo ra axit, làm hỏng và ăn mòn men răng. Nước bọt giúp sửa chữa các tổn thương này, nhưng nếu theo thời gian, tổn thương nhiều hơn sửa chữa sẽ để lại một lỗ sâu trên răng.

• Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có tính axit (soda và nước trái cây) và mắc bệnh trào ngược axit cũng có thể làm cho răng bé bị ăn mòn và sâu răng. Axit trong đồ uống và axit từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng có thể làm mòn men răng một cách từ từ.

• Khô miệng. Nếu các tuyến nước bọt của trẻ không sản xuất đủ nước bọt để giúp rửa sạch mảng bám và vi khuẩn trong miệng, có thể xuất hiện nhiều mảng bám và axit hơn trong miệng, làm tăng nguy cơ ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ và sâu răng.

• Thiếu florua. Florua là một khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường men răng, chống ăn mòn và sâu răng. Trẻ em bị thiếu florua dễ bị ăn mòn chân răng hơn.

• Bú bình sữa khi ngủ, dùng bình sữa làm núm vú giả khi trẻ quấy khóc hoặc nhúng núm vú giả vào đường hoặc mật ong khiến cho đường có thể tích tụ quanh răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi. Hơn nữa, nước bọt trong khi ngủ sẽ tiết ra ít hơn, và do đó không bảo vệ răng khỏi bị ăn mòn.

2. Dấu hiệu ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ

Ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ tiến triển theo thời gian và có thể khó nhận thấy trong giai đoạn đầu nếu không có dụng cụ thích hợp. Đó là lý do tại sao bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nha khoa khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu nhú hoặc mọc. Bằng cách đó, bố mẹ có thể có kế hoạch rõ ràng về cách chăm sóc răng mới của trẻ và ngăn ngừa răng bé bị ăn mòn ngay từ đầu. Sau đây là những dấu hiệu gợi ý tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ.

• Một dải màu trắng xỉn trên bề mặt răng gần với đường viền nướu - đây là dấu hiệu đầu tiên và thường không bị cha mẹ phát hiện. Khi dải màu trắng xỉn chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen trên bề mặt răng gần với đường viền nướu nhất - điều này cho thấy sự tiến triển của ăn mòn chân răng và sâu răng.

• Đau răng

• Răng tăng nhạy cảm với nóng hoặc lạnh

• Có mùi vị khó chịu trong miệng hoặc hơi thở hôi

• Nướu răng sưng tấy

3. Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ

3.1. Các biện pháp phòng ngừa ăn mòn chân răng ở trẻ

Điều may mắn là tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ có thể được đảo ngược và men răng có thể được phục hồi, đáng chú ý nhất là thông qua florua.

Các biện pháp phòng ngừa ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ bao gồm:

• Không cho trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ

• Tháo núm vú và bình sữa ra khỏi miệng trẻ khi trẻ đã ngủ.

• Đảm bảo núm vú giả sạch và không tẩm đường hoặc mật ong.

• Sau khi cho trẻ bú, hãy lau sạch nướu của trẻ bằng khăn ẩm hoặc miếng gạc.

• Không bao giờ cho đồ uống ngọt vào bình sữa của trẻ.

• Bắt đầu dạy trẻ uống bằng cốc từ khoảng sáu tháng tuổi.

• Đối với trẻ trên 12 tháng, nước là thức uống chính. Sữa nguyên chất béo cũng là một lựa chọn đồ uống lành mạnh. Trẻ em có thể uống sữa ít béo từ hai tuổi.

• Hạn chế nước ngọt và nước hoa quả đóng gói sẵn vì hàm lượng đường cao và có tính axit.

• Bắt đầu làm sạch răng cho trẻ ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Dùng khăn ướt hoặc bàn chải đánh răng của trẻ nhỏ với nước.

• Khi trẻ từ 18 tháng đến sáu tuổi, hãy chải nhẹ nhàng bằng bàn chải cỡ trẻ em và một lượng kem đánh răng có chứa fluor cỡ hạt gạo.

• Ở độ tuổi sáu tuổi, trẻ có thể sử dụng một lượng kem đánh răng có chứa fluor tiêu chuẩn bằng hạt đậu.

• Đánh răng và chải dọc theo đường viền nướu ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

• Khuyến cáo trẻ em nên kiểm tra răng miệng trước khi hai tuổi. Hãy đến gặp nha sĩ hai lần một năm để phát hiện sớm các dấu hiệu ăn mòn răng cũng như được làm sạch răng chuyên nghiệp.

• Nếu trẻ bị sâu răng, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng mà có phương pháp điều trị thích hợp.

3.2. Các biện pháp điều trị ăn mòn chân răng ở trẻ

Phương pháp điều trị ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng bị ăn mòn. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ nha khoa có thể đề xuất các phương pháp điều trị fluor như kem đánh răng có fluor, điều trị tại phòng khám có thể bao gồm bạc diamin florua (SDF), tái khoáng hóa men răng và ngà răng, hoặc nước súc miệng. Những trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị sâu răng thì có thể loại bỏ các phần bị sâu của răng và thực hiện trám răng hoặc chụp mão răng để lấp đầy các lỗ trên răng. Để trám răng, nha sĩ sử dụng nhựa composite có màu răng hoặc chất trám amalgam như thủy ngân, bạc, hoặc một loại kim loại khác. Với mão răng, nha sĩ sẽ đặt một nắp nha khoa lên chiếc răng bị sâu.

Làm thế nào nếu răng bé bị ăn mòn?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
2
2

Rất hữu ích ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình cũng đang bị, nhưng mình thấy có lẽ nhờ bé đánh răng thường xuyên nên hạn chế được tốc độ ăn mòn

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!