Cho e hỏi bé gái bị hăm đỏ vùng kín. Phía ngoài e bôi kem thì đỡ nhưng phía trong thấy đỏ ko biết làm cách nào trị hăm phía trong cho bé đc ạ. Phía
... Xem thêmTrẻ sơ sinh hay vặn mình, giấc ngủ không sâu - Mẹ nên làm gì?
Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, khó ngủ? Nhất là ở trẻ sơ sinh, hiện tượng này xuất hiện vô cùng phổ biến. Cha mẹ cần chú ý điều gì để bảo vệ sức khỏe của con, giúp con ngủ sâu giấc không bị trớ khi ngủ nữa?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình
Triệu chứng trẻ sơ sinh vặn mình nhiều và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi, biểu hiện bé sơ sinh vặn mình đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Ngoài ra bé vẫn biểu hiện bình thường, không khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt.
Nếu triệu chứng do thiếu canxi máu, thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói. Trẻ còi, chậm lên cân.
Nếu do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, thường trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
https://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2015/04/26/tre-so-sinh-hay-van-minh-2-e1505116811447.jpg
Nói tóm lại, nếu bé vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình ở trẻ sơ sinh kèm theo đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi còn không ngủ vào lúc 2 -4 giờ sáng thì cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cử bú, do vậy ba mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.
Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Hỏi: Em chào bác sĩ. Con trai em mới được gần 1 tháng tuổi, từ lúc ở bệnh viện về em phát hiện có tiếng khò khè nhỏ nhỏ ở lồng ngực bé, có nhờ 1 cô y tá đến nghe tim phổi thì được kết luận là do dịch ối hút ra chưa hết, bé cũng không có biểu hiện sốt hay khóc khó chịu. Chỉ lúc bú mẹ, có thể một phần sữa mẹ xuống nhanh mà bé thì lại ham ăn (trộm vía) nên bé hay bị sặc, nhưng em nghĩ 1 phần nguyên nhân trên cũng tác động vào.
Giờ bé được gần 1 tháng tuổi, về đêm em phát hiện thấy bé khò khè nhiều hơn ở gần cổ, như lúc người lớn có đờm ở cổ, bé ngủ không yên giấc do giật mình và hay vặn mình, cả ban ngày mỗi khi bé vặn mình đều đỏ cả mặt và vặn vẹo lung tung. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng đó có sao không ạ? Liệu dịch ối ở phổi bé có được cơ thể bé tự đẩy ra ngoài không? Biểu hiện này có phải bệnh trẻ em nào nguy hiểm không?
Mẹ em nói trẻ con 3 tháng đầu cứ vặn mình liên tục thì mới lớn, bác sĩ cho em lời khuyên về hiện tượng vặn mình của bé, liệu em có phải đưa cháu quay lại bệnh viện để hút dịch ối ra không. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Trả lời của bác sĩ nhi khoa:
Bạn thân mến ơi, y tá nào mà trả lời liều lĩnh vậy, họ không biết nghe tim phổi bé sơ sinh đâu, dịch ối mà còn trong phổi bé thì nguy to từ lâu rồi. Ngay đến ‘lão làng” trong chuyên khoa nhi mà không có kinh nghiệm sâu về sơ sinh cũng không dám kết luận vậy bạn nhé.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do kéo đờm có thể do thể tạng tăng tiết dịch của bé, có thể do chính nguyên nhân bị sặc sữa lên mũi mà bé thì không biết khạc như chúng ta. Bạn nên rỏ nước muối sinh lý làm loãng đờm ra và lấy sợi chỉ bông ngoáy nhẹ mũi làm cho bé hắt hơi sẽ có thể ra gỉ hoặc đờm. Nếu bạn thấy không yên tâm thì đưa bé đi khám BS Nhi chuyên Tai-Mũi-Họng nhé.
https://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2015/04/26/tre-so-sinh-hay-van-minh.jpg
Về việc trẻ sơ sinh hay vặn mình, bạn theo dõi thêm nguyên nhân vì sao, do bé khó chịu hay do bé hiếu động. Nếu bé hiếu động thích ngọ nguậy thì cứ để cho bé “vận động” thôi, bé sẽ thêm khỏe hơn. Nhưng nếu bé hay giật mình, vặn mình do khó chịu hoặc thường xuyên trong khi ngủ thì bạn cần kiểm tra xem có điều gì làm bé khó chịu không. Ví dụ: nóng quá, tã bị ướt, phòng bức bí, nhiều tiếng ồn, bé ăn có no hay không v.v…
Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình
Con gái em được 1 tháng tuổi, khi sinh nặng 2,9kg và dài 49cm. Em sinh mổ nên 3ngày sau sinh mới có sữa cho bé. Trong 15 ngày đầu em chỉ cho bé bú sữa mẹ ban ngày, còn ban đêm bé bú sữa công thức.
Từ khi sinh đến 15 ngày đầu bú sữa tăng từ 30ml đến 60ml. Từ ngày 16 đến nay em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, khoảng 2-3 tiếng bú một lần, cả ngày lẫn đêm.
Hiện bé được 4kg và dài 55cm, tắm nắng hàng ngày 15-20 phút mỗi ngày. Trong vòng 12 ngày đầu bé ngủ rất ngon trừ khi đói mới dậy bú. Gần đây bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình, vặn vẹo và thỉnh thoảng còn rên (không ra mồ hôi trộm), và thỉnh thoảng còn ho. (H.M)
Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng trẻ em giỏi
Con em tăng cân như vậy là bình thường. Chiều cao còn vượt chuẩn hơn 1cm.
Có khả năng bé bị còi xương. Trẻ phát triển chiều cao càng nhanh thì nguy cơ bị thiếu canxi càng dễ xảy ra. Trẻ còi xương thường ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc lăn lộn, thường giật mình, tóc rụng, đầu bị bẹp, chậm biết lẫy, bò, đi, chậm mọc răng, thóp mềm và chậm liền…
Vì vậy, để chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh ngoài tắm nắng em cần bổ sung cho bé 2 giọt vitamin D3 mỗi ngày, uống 5ml canxi và 5mg kẽm.
https://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2015/04/26/tre-so-sinh-hay-van-minh-1-e1505116765951.jpg
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình - Mẹ cần làm gì?
Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình bị trớ
Con tôi được 3 tháng tuổi nặng 6kg (lúc sinh là 3,5kg ), bé chỉ bú sữa mẹ, nhưng ăn hay trớ. Khoảng 2-3 ngày cháu mới đi đại tiện một lần.
Gần đây cháu bị ra nhiều mồ hôi ngay cả lúc ngủ và bú. Trước cháu chỉ ra mồ hôi lấm tấm khi bú, còn bây giờ ra ướt như gội luôn. Cháu ngủ hay uốn éo, vặn vẹo. Liệu có phải do cháu thiếu canxi không ạ? Từ hồi sinh, tôi vẫn cho cháu uống vitamin D hai giọt mỗi buổi sáng. (Gia Trọng)
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng trẻ em
Về cân nặng, cháu phát triển vậy là bình thường. Các dấu hiệu bạn mô tả chứng tỏ bé đang bị còi xương. Tuy đã được uống 2 giọt vitamin D, nhưng có thể do hấp thu kém nên vẫn bị thiếu. Ngoài bổ sung vitamin D, bạn cần bổ sung canxi và kẽm cho bé nữa.
Tình trạng nôn trớ ở lứa tuổi này có thể là do nôn trớ sinh lý. Bạn chỉ cần chia nhỏ bữa ăn bằng cách cho con bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày, không bú quá no. Khi bú xong, không nên đặt trẻ nằm ngay mà bế cao đầu trong vòng 15-20 phút. Từ trên 6 tháng thì tình trạng nôn trớ sẽ giảm dần.
2-3 ngày bé mới đi đại tiện 1 lần như vậy là cháu đang bị táo bón. Nguyên nhân có thể do bệnh còi xương hoặc do loạn khuẩn đường ruột. Bạn nên cho cháu đi khám để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị.
Trên đây là một số chia sẻ từ các mẹ bỉm khi nuôi trẻ sơ sinh hay vặn mình, khó ngủ mà ai cũng cần quan tâm. Nhất là với những mẹ lần đầu có con. Nên nhớ, hiện tượng nào cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh các mẹ nhé!
Sưu tầm