Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng này làm cho trẻ bị sưng hoặc phù nề trên da dầu, nhưng chúng được đánh giá là vô hại và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bướu huyết thanh xuất hiện ở tình trạng bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để điều trị.
1. Bướu huyết thanh là gì?
Bướu huyết thanh là tình trạng da đầu trẻ sơ sinh bị sưng hoặc phù nề, làm xuất hiện cục u hoặc vết sưng ngay sau khi sinh, khi chạm vào có thể làm bé khóc vì đau. Tình trạng thường được cải thiện khi trẻ lớn hơn và thường vô hại trừ bệnh vàng da sớm và nhiều hơn.
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh được hình thành bởi hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da, vị trí thường ở phần thấp nhất của ngôi thai, giữa lỗ mở cổ tử cung (do bị đường đẻ chèn ép nên máu động mạch đến được nhưng máu tĩnh mạch không về được gây phù). Bướu huyết thanh chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối, khi chúng càng to thì chứng tỏ quá trình chuyển dạ càng kéo dài.
Cần phân biệt bướu huyết thanh với chảy máu dưới màng cân là tình trạng xuất huyết nhiều giữa màng cân và xương sọ, thường gây thiếu máu nặng, shock cần được xử trí sớm
Bướu huyết thanh
Bướu huyết thanh thường là lành tính và được cải thiện khi trẻ lớn hơn
2. Nguyên nhân gây ra bướu huyết thanh ở trẻ mới sinh?
Bướu huyết thanh thường gây ra do áp lực bên ngoài tác động lên bề mặt xương sọ em bé, làm sưng bọng, bầm tím và hình thành bướu huyết thanh. Các áp lực này có thể đến từ thành âm đạo và tử cung trong giai đoạn mẹ mang thai và chuyển dạ.
Bên cạnh đó, bướu máu cũng thường được hình thành do áp lực từ xương chậu người mẹ lên hộp sọ em bé khi chuyển dạ hoặc do sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh. Tuy nhiên, tình trạng này khác với bướu huyết thanh ở chỗ phần dịch thường hình thành ở sâu hơn dưới da đầu và thành phần của dịch chủ yếu là máu từ các mạch máu bị vỡ.
Cả bướu huyết thanh và bướu máu đều có thể được xác định khi siêu âm thai gần lúc sinh. Hai loại bướu này có thể được hình thành khi mẹ bị vỡ ối quá sớm. Nước ối được biết đến như phần đệm đỡ cho thai nhi. Việc nước ối vỡ sớm nhưng thai nhi chưa ra khỏi được tử cung có thể khiến da đầu trẻ va chạm vào cơ thể mẹ và bị sưng lên vì không còn lớp bảo vệ nữa.
Vỡ ối non
Vỡ ối sớm có thể gây nên bướu huyết thanh ở trẻ mới sinh
Các yếu tố nguy cơ có thể làm hình thành bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Tuy nhiên, khi bướu được hình thành do sử dụng hút để đưa thai nhi ra ngoài thường được gọi là “chignon” và không phải là một bướu huyết thanh thật sự. Chignon biến mất nhanh hơn bướu huyết thanh thông thường, chúng tiêu biến sau từ vài giờ đến vài ngày sau khi trẻ được sinh ra.
3. Triệu chứng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Những trẻ sơ sinh có hiện tượng bướu huyết thanh sau khi sinh ra, bố mẹ có thể nhìn thấy những cục sưng hoặc các bọng trên da đầu. Chỗ sưng thường nằm ở phần phía sau của đỉnh đầu, vì đây là nơi tiếp xúc nhiều nhất với xương chậu và tử cung của mẹ ( thường là bướu đỉnh chẩm). Lúc này, nếu chạm vào phần bướu sẽ khiến trẻ có cảm giác đau. Một triệu chứng khác của bướu huyết thanh chính là các vết bầm tím trên da đầu. Trong một số trường hợp, vết bầm tím cũng xuất hiện trên mặt của trẻ.
Trong quá trình sinh thường, có nhiều áp lực chồng chéo lên hộp sọ của thai nhi, đặc biệt là ở đỉnh sọ. Điều này có thể làm méo đầu trẻ, hiện tượng như vậy thường được gọi là điều chỉnh đầu thai nhi.
Bướu huyết thanh.
Hình ảnh một số triệu chứng bướu huyết thanh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Một trong những triệu chứng hay gặp sau bướu huyết thanh là trẻ thường có vàng da sớm, tăng nhanh do quá trình tan của bướu huyết thanh và các vết bầm tím nếu có dẫn đến tăng sản xuất bilirubin (chất gây vàng da). Do vậy, trẻ cần được theo dõi sát vàng da để điều trị chiếu đèn kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
4. Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Thông thường, bướu huyết thanh sẽ hết sau vài ngày đến vài tuần mà không cần can thiệp gì. Gia đình trẻ cần chú ý là không nên hút dịch từ bướu huyết thanh bằng kim tiêm vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Bướu huyết thanh chỉ nguy hiểm khi kèm theo các biến chứng nặng như sau:
4.1. Vàng da
Bướu huyết thanh trong quá trình tan sẽ làm tăng lượng bilirubin máu của trẻ sơ sinh. Theo đó, bướu thường hình thành ở trẻ sinh đường dưới, bé được về nhà sớm trong ngày đầu thường chưa có vàng da nên gia đình cần chú ý theo dõi sát hiện tượng này cho bé để đi khám và điều trị chiếu đèn sớm. Một số trường hợp vàng da nặng, đặc biệt sau vài ngày sau sinh có thể dẫn đến vàng da nhân não gây di chứng nặng nề như: điếc, bại não.
4.2. Xuất huyết não
Nếu ca sinh được tiên lượng là khó thì bác sĩ thường phải hỗ trợ sinh bằng các dụng cụ như Forcep hoặc giác hút, chuyển dạ kéo dài có thể đầu bé bị va chạm nhiều vào đường sinh dục của mẹ. Các yếu tố trên có thể làm bé bị xuất huyết não: nội sọ hoặc ngoài màng cứng. Do vậy, đối với những trường hợp sinh khó, có bướu huyết thanh thì cần theo dõi sát các triệu chứng thần kinh như li bì, co giật, kích thích... và cần thiết có thể cho bé đi siêu âm thóp hoặc chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán xác định.
Với những trường hợp này, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín về chẩn đoán hình ảnh và nhi khoa để được chẩn đoán chính xác nhất. hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
cái này có tự hết kko mn. ơi
Kiến thức hay nè