Cho e hỏi bé gái bị hăm đỏ vùng kín. Phía ngoài e bôi kem thì đỡ nhưng phía trong thấy đỏ ko biết làm cách nào trị hăm phía trong cho bé đc ạ. Phía
... Xem thêmNgay khi trẻ chớm ho mẹ cần làm gì ngay!
Việc chăm sóc trẻ khi bị ho cần sự cẩn trọng và hiểu biết đúng cách để tránh làm tình trạng của trẻ nặng hơn. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Dinh, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đã chia sẻ những lưu ý quan trọng giúp phụ huynh tránh các sai lầm phổ biến.
1. Không nên ủ ấm quá kỹ
Nhiều cha mẹ lo ngại trẻ bị nhiễm lạnh nên thường mặc quần áo quá ấm, dẫn đến việc trẻ đổ mồ hôi nhiều và không kịp lau khô. Điều này dễ làm nhiệt độ cơ thể của trẻ hạ đột ngột, gây ra nguy cơ nhiễm lạnh thực sự. Vì vậy, hãy mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và tránh những nơi có gió lùa.
2. Vệ sinh mũi họng hàng ngày
Một sai lầm khác là bỏ qua việc vệ sinh mũi họng, khiến trẻ dễ bị các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản hay viêm phổi. Phụ huynh nên sử dụng nước muối sinh lý ấm để rửa mũi, làm sạch đường thở cho trẻ. Nước muối nên mua tại nhà thuốc để đảm bảo đúng nồng độ.
3. Không kiêng tắm gội quá mức
Có nhiều người cho rằng không nên tắm rửa khi trẻ ho vì sợ bị nhiễm lạnh, nhưng việc tắm đúng cách lại có lợi. Nên tắm cho bé bằng nước ấm (33-35 độ C) trong phòng kín gió và nhanh chóng lau khô sau khi tắm. Điều này giúp làm sạch cơ thể, giúp trẻ thoải mái hơn.
4. Không tự ý dùng thuốc
Ho ở trẻ phần lớn là do virus và sẽ tự khỏi sau 10-14 ngày. Việc tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, có thể gây ra tác hại nghiêm trọng như kháng thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu trẻ ho quá nhiều hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.
5. Không cần kiêng ăn thực phẩm bổ dưỡng
Một quan niệm sai lầm là kiêng thịt gà, tôm khi trẻ bị ho. Thực tế, những thực phẩm này giàu dinh dưỡng và có thể giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Trừ khi trẻ bị dị ứng, bạn có thể chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, và khuyến khích trẻ ăn các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam quýt để giúp giảm ho và viêm họng.
6. Giữ môi trường sống sạch sẽ
Bụi bẩn, lông thú cưng, khói thuốc lá và vi khuẩn trong không khí là các tác nhân dễ làm tình trạng ho của trẻ kéo dài. Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng và không có khói thuốc để trẻ có môi trường hô hấp lành mạnh.
Chăm sóc trẻ khi bị ho đòi hỏi sự kiên nhẫn và áp dụng đúng các phương pháp. Tránh những sai lầm phổ biến sẽ giúp trẻ mau khỏe lại mà không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
-------------------------------
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
đúng là k nên ủ con kỹ quá các mom ạ
Bé chớm ho mình cho con uống nước lê gừng cũng hiệu quả lắm
chớm ho là mình cho con đi khám liền, vì có đợt chớm ho con đã viêm phế quản rùi
trời chuyển mùa trẻ dễ bị ho lắm
cho trẻ uống nước cam, súc miengj với nước muối
vệ sinh mũi, họng cho bé
ho hôm sau đi khám ngay nhé các mẹ
chớm ho các mẹ thử cho con súc họng nước lá bàng xem sao
cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé
mẹo hay hữu ích giúp các bé không bị ho đây