Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Trẻ con phát triển với những tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết đều theo những mốc chung. Nếu nhận thấy con mình dường như không đạt được những mốc này dù đã cộng thêm vài tuần xê xích, đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triền thể chất, bạn hãy đưa bé đi khám. Có thể con bạn không sao đâu, nhưng nếu bé có bị hơi chậm phát triển một chút thì việc phát hiện sớm sẽ giúp bé sớm được chẩn đoán và giúp đỡ.
Dưới đây là một số dấu hiệu có thể cảnh báo trẻ chậm phát triển thể chất:
Giai đoạn bé mới được sinh ra đến 2 tháng tuổi:
Sau 2 tháng, bé vẫn không giữ đầu lên được khi bạn nhấc bé lên từ tư thế nằm ngửa;
Sau 2 tháng, bạn thấy bé vẫn còn cảm giác đặc biệt mềm oặt;
Sau 2 tháng, bé cong lưng và cổ, như thể đang giãy xa khỏi bạn khi bạn bế bé trong tay;
Sau 2-3 tháng, bé gồng cứng hoặc bắt chéo chân khi bạn nhấc bé lên.
Giai đoạn bé 3-6 tháng tuổi:
Sau 3-4 tháng, bé vẫn không nắm hoặc với lấy đồ chơi;
Sau 3-4 tháng, bé vẫn không đỡ được đầu mình;
Sau 4 tháng, bé vẫn không đưa thứ gì lên miệng;
Sau 4 tháng, bé vẫn không biết nhấn chân khi được giữ đặt bàn chân lên bề mặt vững chắc;
Sau 4 tháng, bé vẫn còn phản xạ Moro (khi bị ngã ngửa ra sau hoặc khi giật mình, bé sẽ vung chân tay, duỗi cổ, sau đó nhanh chóng co tay chân lại và bắt đầu khóc);
Sau 5-6 tháng, bé vẫn còn phản xạ ATNR (khi xoay đầu sang một bên, cánh tay bên phía đó của bé duỗi thẳng ra, trong khi cánh tay bên còn lại cong);
Sau 6 tháng, bé vẫn chưa thể ngồi được dù được đỡ;
Sau 6 tháng, bé vẫn chỉ với một tay ra trong khi tay kia nắm.
Giai đoạn bé 7-9 tháng tuổi:
Sau 7 tháng, bé vẫn khó kiểm soát được đầu mình khi ở tư thế ngồi;
Sau 7 tháng, bé vẫn không thể đưa thứ gì vào miệng;
Sau 7 tháng, bé vẫn không với lấy các đồ vật;
Sau 7 tháng, bé vẫn không chịu được trọng lượng trên chân;
Sau 9 tháng, bé vẫn không thể tự ngồi.
Giai đoạn bé 9-12 tháng tuổi:
Sau 10 tháng, bé bò không đúng cách, chỉ nhấc một bên chân tay trong khi kéo lê chân tay còn lại;
Sau 12 tháng, bé vẫn không biết bò;
Sau 12 tháng, bé vẫn không thể đứng dù được giúp đỡ.
Giai đoạn bé 13-24 tháng tuổi:
Sau 18 tháng, bé vẫn không thể bước đi;
Sau nhiều tháng biết đi, bé vẫn không thể bước một cách tự tin hoặc thường xuyên đi nhón gót;
Sau khi được 2 tuổi, chiều cao của bé tăng chậm hơn 5cm mỗi năm.
Giai đoạn bé 36 tháng tuổi:
Bé thường xuyên bị ngã, hoặc không biết đi cầu thang;
Bé thường xuyên chảy nước dãi;
Bé không thể cầm được những đồ vật nhỏ.
Bạn cũng hiểu rõ sẽ chẳng thể có chuyện em bé đến 3 tuổi vẫn bé như sơ sinh, không biết nói, rồi đột nhiên lớn phổng lên thành Thánh Gióng đánh giặc. Hãy tin vào bản năng người mẹ của mình, khi cảm nhận thấy bất cứ điều gì có vẻ không ổn ở con, bạn hãy hỏi ngay nhé!
(st)
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.