🔥 Bài đăng hot nhất

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Mẹ cần xử lý thế nào cho đúng?Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Mẹ cần xử lý thế nào cho đúng?

Nôn trớ là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện và còn khá non nớt. Tuy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng mẹ vẫn cần biết xử lý nôn trớ ở trẻ sơ sinh đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho con yêu. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nôn trớ ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây nào!


1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?


Trẻ sơ sinh nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày của trẻ như sữa, dịch dạ dày… bị đẩy ra ngoài một phần hoặc hoàn toàn từ hầu họng ra ngoài miệng do sự co bóp của cơ dạ dày cùng các cơ thành bụng. Tình trạng nôn trớ xảy ra ở cả trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức do nhiều nguyên nhân khác nhau.


2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ


Trẻ hay nôn trớ có thể do các nguyên nhân sau:


2.1. Do chăm sóc trẻ chưa đúng cách


• Trẻ sơ sinh bú sữa quá no.


• Trẻ sơ sinh bú sai tư thế, nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày khi bú.


• Sữa công thức có đạm sữa kích thước lớn hoặc biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần gây khó tiêu, dị ứng cho trẻ. Với trẻ bú mẹ, chế độ sinh dưỡng của mẹ không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ.


• Ba mẹ không vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú no, khiến con bị đầy hơi, chướng bụng.


• Quấn tã, băng rốn quá chặt gây sức ép ở vùng bụng của con, dẫn đến trẻ bị nôn sữa sau khi bú.


2.2. Do bệnh lý nội khoa


• Trào ngược dạ dày - thực quản do vòng van giữa thực quản, dạ dày không đủ khỏe để cản các chất trong dạ dày trào lên họng và miệng của trẻ.


• Tiêu chảy, chậm nhu động ruột là những vấn đề về tiêu hóa có thể khiến trẻ bị nôn trớ.


• Nôn trớ là một trong dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên, bên cạnh các triệu chứng ngạt mũi, ho, thở khò khè…


• Co thắt môn vị khiến cho môn vị (cơ phần dưới dạ dày) dày lên, chặn các dưỡng chất xuống ruột non, gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.


• Viêm màng não mủ khiến trẻ bị đầy bụng và dễ bị nôn trớ, ngoài ra còn khiến con chán ăn, bỏ bú, sốt.



2.3. Do bệnh lý ngoại khoa


• Dị tật đường tiêu hóa như hẹp tá tràng, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản,...có thể khiến trẻ bị nôn trớ ngay những ngày đầu mới sinh.


• Tắc ruột, xoắn ruột cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều, có kèm theo các dấu hiệu như chướng bụng, đi ngoài có máu, dịch dạ dày có màu nâu đen.


3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ


Khi nhìn thấy con bị nôn trớ, mẹ hãy bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn dưới đây:


Bước 1: Mẹ nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh con bị sặc chất nôn. Sau đó làm sạch miệng, họng và mũi bằng cách quấn khăn gạc vào ngón tay, thấm sạch chất nôn.


Bước 2: Mẹ khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng giúp trẻ ho ra những chất nôn còn bên trong họng.


Bước 3: Lau sạch cổ và người trẻ bằng nước ấm, rồi thay đồ mới cho con.


Bước 4: Khi trẻ đã hết nôn trớ, mẹ cho con uống nước ấm hoặc Oresol (nên có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ) và cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình một cách từ từ. Không dùng thuốc chống nôn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.


Bước 5: Mẹ ru trẻ ngủ để con nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng.


Bước 6: Tiếp tục theo dõi tình trạng nôn trớ của con.


Đối với trường hợp trẻ bị sặc chất nôn, mẹ hãy xử lý như sau:


- Vỗ lưng:


• Mẹ đỡ trẻ nằm sấp bằng một tay.


• Tay mẹ nâng đầu và cổ trẻ thấp hơn phần thân.


• Sử dụng bàn tay còn lại vỗ vào lưng trẻ (giữa 2 bả vai) 5 cái.


Hy vọng bài viết này hữu ích với các mom

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
2
1

Cảm ơn mom chia sẻ nha, hầu như trẻ sơ sinh đều bị nôn trớ ít hay nhiều nên các mẹ đọc để có kinh nghiệm chăm sóc nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!