🔥 Bài đăng hot nhất

PHÂN ĐỘ SUY HÔ HẤP ĐƯỢC PHÂN CHIA NHƯ THẾ NÀO?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?


1. Các phân độ suy hô hấp

Khi phổi bị thiếu lượng oxy cần thiết, đồng thời nồng độ khí CO2 bị quá tải sẽ khiến quá trình hô hấp trở nên bất thường. Điều này sẽ làm cho các bộ phận khác ở bên trong cơ thể không có đủ lượng oxy. Tình trạng này nếu không được khắc phục có thể sẽ gây nên nguy hiểm cho người mắc bệnh.


Một bệnh nhân suy hô hấp khi có chỉ số PaO2 < 60mmHg hoặc PaCO2 > 50mmHg. Với PaCO2 là áp lực của khí O2 ở bên trong động mạch và PaCO2 là áp lực của khí CO2 ở trong động mạch.


Các phân độ suy hô hấp sẽ được chia thành hai nhóm chính bao gồm cấp tính và mạn tính. Đa số các trường hợp suy hô hấp hiện nay đều là cấp tính.


Phân độ suy hô hấp được chia thành hai nhóm dựa vào các tiêu chí như sau:


Dựa vào vị trí: Gồm suy hô hấp trên và dưới.


Dựa vào cơ chế gây bệnh: Bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính là do hệ hô hấp hoặc do hệ tuần hoàn.


Dựa trên PaCO2: Chia thành hai phân độ chính là thừa CO2 và bị thiếu O2.


Dựa theo thời gian: Gồm có cấp tính, mạn tính và những đợt suy cấp tính ở trên nền bệnh mạn tính.


2. Nguyên nhân của bệnh suy hô hấp

Suy hô hấp có thể do hai nguyên nhân sau đây:


2.1. Nguyên nhân bên trong phổi

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy hô hấp là do các bệnh lý liên quan đến phổi. Phổ biến có thể kể đến một vài loại bệnh lý như xơ phổi, bị viêm phế quản, bị viêm phổi, bị lao phổi,... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà suy hô hấp sẽ được chia thành các phân độ khác nhau.


2.2. Nguyên nhân ở bên ngoài phổi

Bên cạnh các bệnh lý ở phổi thì chứng suy hô hấp cũng có thể xuất hiện vì nhiều bệnh lý khác ở bên ngoài cơ quan này. Ví dụ, bệnh bị ảnh hưởng từ những khối u ở xung quanh đường hô hấp làm cho đường ống dẫn khí bị chèn ép và bị tắc nghẽn.


Chứng suy hô hấp vì khối u có thể gây nên rất nhiều hệ quả nghiêm trọng. Đường hô hấp của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua những biến chứng của khối u. Trong đó phải kể đến tình trạng nhiễm trùng thanh quản, các dị vật hoặc thức ăn bị mắc kẹt ở đây khiến người bệnh khó thở.


Ngoài các khối u, những vấn đề khác cũng có thể làm tổn thương màng phổi và làm xương sườn bị gãy. Một vài tổn thương của hệ thần kinh hoặc chứng tràn dịch màng phổi cũng có thể là nguyên nhân của bệnh suy hô hấp.


Với những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị với phương pháp vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho dùng thêm thuốc loãng máu. Đồng thời, kết hợp với các bài tập để phục hồi chức năng cho phổi.


Trên đây là những thông tin về các phân độ suy hô hấp mà bạn cần nắm rõ. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, bạn nên đi thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị thích hợp.



Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
2
1

Cảm ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!