Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Sổ sữa là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giúp bé sổ sữa
Con tăng cân nhanh, chậm và đều đặn luôn là vấn đề quan tâm của nhiều mẹ. Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn nhanh, tăng cân đều đặn tuy nhiên nếu bé đột nhiên “phát phì” hoặc phát triển quá nhanh khiến ba mẹ hoảng hốt, tưởng rằng bé đang bị béo phì.
Có thể đây chỉ là hiện tượng sổ sữa thông thường mà thôi. Vậy, sổ sữa là gì? Tại sa bé đột nhiên tăng cân nhanh như vậy? Và làm cách nào để giúp bé tăng cân nhanh? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.
1. Sổ sữa là gì?
Sổ sữa là tình trạng bé tăng cân nhanh đột ngột diễn ra trong khoảng thời gian từ khi bé sinh đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Sau đó, bé không còn tăng cân nhiều nữa mà phát triển dài ra, tăng chiều cao, giúp thân hình bé cân đối, thon gọn hơn. Vậy nên, em bé trong khoảng tuổi này là giai đoạn bé sổ sữa nên mẹ không cần lo lắng. Con chỉ đang bú hợp và sổ sữa mà thôi.
Tình trạng này dưới 1 tuổi được coi là bình thường. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, sau 2 tuổi, tình trạng này vẫn kéo dài thì bé có thể đã mắc phải tình trạng béo phì và cần có biện pháp xử lý thích hợp. Vậy nên, tùy theo độ tuổi mà mẹ có một quyết định khác nhau về tình trạng tăng cân nhanh của bé.
Tóm lại, sổ sữa là tình trạng bé tăng cân nhanh, ăn hợp sữa mẹ trong năm đầu đời.
2. Dấu hiệu sổ sữa sữa mẹ
Những dấu hiệu sổ sữa thường thể hiện khá rõ ràng khi bé còn nhỏ.
Trẻ mới sinh ra thì phần ruột còn ngắn và thẳng, do đó việc tiêu hóa cũng trở nên dễ dàng hơn. Mẹ chỉ cần quan sát những dấu hiệu bé sổ sữa sau đây thì có thể nhận ra được ngay:
1. Đầu ra của bé
Một trong những tiêu chí đầu tiên để đánh giá việc bé có bú đủ không hay bé có sổ sữa không đó là đánh giá qua việc quan sát phân của bé. Bé sẽ đi ngoài đều đặn, tính chất phân bình thường nghĩa là bé đang bú đủ sữa, hấp thu tốt. Mơi sinh, phân su của bé thường có màu xanh, dính và dày. Sau đó phân của bé chuyển dần sang màu màu nâu vàng. Phân sẽ sáng màu hơn và lỏng hơn do bé ăn chủ yếu là sữa mẹ. Sau 5 ngày, phân của bé có màu vàng, đôi khi có kèm các cặn sữa li ti.
Tần suất đi ngoài của bé mới sinh là không giống nhau, tuy nhiên sau khoảng 5 ngày, nếu bé bú đủ bé sẽ đi ngoài khoảng 3 lần 1 ngày.
Tình trạng này có thể kéo dài đến hơn 6 tuần thì tần suất đi ngoài của bé mới giảm dần và tính chất phân cũng khác đi. Mẹ hãy yên tâm nếu nhận thấy sự thay đổi này và theo dõi thêm các biểu hiện khác của bé.
2. Nước tiểu
90% khối lượng sữa là nước. Vì vậy, việc cung cấp sữa cho bé đồng thời sẽ cung cấp một lượng lớn nước cho cơ thể bé. Phần lớn lượng nước này sẽ được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Vậy nên, quan sát nước tiểu của bé cũng có thể đánh giá được việc bé có bú đủ hay không.
Với độ tuổi sơ sinh của bé, cách tốt nhất để đánh giá lượng nước tiểu của bé thải ra đó là đếm số lượng tã bé sử dụng trong ngày. Đảm bảo rằng, số lượng tã của bé lớn hơn hoặc bằng số ngày tuổi của bé trong 5 ngày đầu tiên.
Quan sát màu sắc của tã sau khi bị bé làm ướt cũng giúp mẹ phát hiện ra các bất thường trong cơ thể bé. Nếu phần tã ướt có màu tái nhạt, không mùi thì mẹ có thể yên tâm rằng cơ thể bé đang hoạt động rất tốt.
3. Cân nặng, chiều cao của bé.
Dấu hiệu rõ ràng và dễ theo dõi nhất là chiều cao và cân nặng của bé. Việc theo dõi thường xuyên các số liệu này sẽ giúp mẹ nhận biết được các sự bất thường trong quá trình phát triển của bé.
Mẹ cũng nên lưu ý một số mốc quan trọng mà khi đó, chiều cao và cân nặng của bé thay đổi bất thường, có thể giảm hoặc giữ nguyên để tránh bị nhầm với các dấu hiệu bệnh lý của bé.
Cân nặng của bé có thể giảm khoảng 10% trong 10 ngày sau sinh sau đó sẽ tăng dần trở lại.
Trong 6 tháng đầu, bé sổ sữa giúp bé tăng gấp đôi lượng cân nặng sơ sinh của bé.
4. Các lưu ý để giúp bé sổ sữa
Sổ sữa đúng thời điểm là điều mà nhiều mẹ mong muốn. Từ đó giúp bé phát triển thể chất toàn diện. Vậy phải làm sao để bé sổ sữa? Hãy tham khảo các lưu ý sau:
4.1 Ngủ đủ giấc:
Giấc ngủ là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, nhất là những ngày đầu sau sinh. Bé có thể ngủ đến 16-18 tiếng 1 ngày khi mới sinh và con số ngày sẽ giảm dần khi bé lớn lên. Mẹ hãy yên tâm cho bé ngủ và chỉ nên đánh thức trẻ khi cần cho bé bú.
Mẹ đừng lo lắng rằng bé ngủ ban ngày sẽ thức vào ban đêm. Hãy để trẻ làm quen dần với đồng hồ sinh học mới, khi ở trong bụng mẹ bé chưa có khái niệm ngày và đêm.
Ngủ đủ giấc là điều kiện tiên quyết để giúp bé phát triển. Bé thiếu ngủ không chỉ quấy khóc, khó chịu mà còn khiến cho cơ thể bé thiếu hụt một số hormon phát triển như GH… Mẹ hãy điều chỉnh dần đồng hồ sinh học của bé bằng giúp bé tăng hoạt động ban ngày, bật đèn hoặc mở cửa để lấy ánh sáng và giảm các hoạt động vào ban đêm, tắt đèn , hạn chế các âm thanh ồn ào để bé nhận biết và làm quen với môi trường sinh học mới.
Ngủ đủ giấc, đúng sinh học sẽ khiến bé phát triển, tăng cân đều.
4.2 Tiêu thụ năng lượng
Mẹ hãy tăng cường các hoạt động, chơi với bé, giúp bé được vận động: bò, trườn, lật, vui chơi cùng bố mẹ…. khi bé hoạt động sẽ giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giúp bé nhanh đói và nhanh đòi bú. Điều này không chỉ giúp bé ăn được nhiều hơn mà còn giúp mẹ tăng lượng sữa sản xuất. Không chỉ thế, khi bé hoạt động nhiều, bé ăn vào sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn và nhanh hoàn thiện hơn.
4.3 Bú mẹ đúng, bú đủ cữ, chốt khớp ngậm đúng
Bú mẹ đúng không chỉ giúp bé rút sữa hiệu quả, đỡ tốn sức hơn mà rút được nhiều sữa mẹ hơn, mà còn tránh gây nên tình trạng tổn thương đầu ti cho mẹ. Bú mẹ đúng còn kích thích mẹ sản xuất sữa cho bé vào cữ tiếp theo.
Cần cho bé bú đủ cữ, bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang bên tiếp theo do sự khác nhau giữa thành phần của sữa đầu và sữa cuối trong 1 cữ bú mẹ của bé. Sữa đầu chứa nhiều kháng thể, nhiều nước và sữa cuối chứa nhiều chất béo. Vì vậy, sữa đầu hay sữa cuối đều quan trọng với bé. Mẹ không nên cho bé bú được giữa chừng lại đổi bên ngực.
4.4 Massage
Massage đúng cách giúp bé thư giãn ngủ ngon, kích thích các cơ quan phát triển, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, bé sẽ phát triển tốt hơn. Bố mẹ hãy massage cho bé hằng ngày để bé được phát triển tốt nhất.
4.5 Ăn dặm
Chỉ cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi. Trước đó, hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ và sữa mẹ vẫn đảm bảo 100% dinh dưỡng cho bé.
Đảm bảo tuân thủ quy tắc ăn dặm: ăn từ ít đến nhiều và ăn từ loãng đến đặc.
Hi vọng qua bài viết này mẹ có thêm kiến thức về sổ sữa và có phương pháp cho mình để giúp bé sổ sữa trong quá trình phát triển.Nhưng dù mẹ có thực hiện biện pháp gì thì hãy nhớ đảm bảo bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Đọc em mới hiểu rõ hơn về sổ sữa, cảm ơn mom chia sẻ
Cảm ơn mom chia sẻ chi tiết về sổ sữa ở bé
Mình nghe các bà nói có nhiều bông sữa là sổ sữa
Chia sẻ hay quá ạ. Cám ơn chia sẻ của bạn
cho con ti mẹ phải tập khớp ngặm cực lắm luôn, mình tập mãi ko dc do đầu ti mình to quá nên bỏ cuộc luôn
hay quá, mình lưu lại để dành xem mới được
bé mới sinh mình thấy có nhiều bông sữa là sổ sữa có phải ko mom