🔥 Bài đăng hot nhất

Táo bón là gì ? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

1. Tổng quan về táo bón

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến khó khăn trong việc đi đại tiện. Người mắc táo bón thường phải rặn nhiều hay đi phân khô khó đi kèm với cảm giác đau và cứng, nặng hơn nữa trẻ hay bị ị són mất kiểm soát, sa lồi trực tràng, trĩ…



Thông thường, hiện tượng táo bón chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, tình trạng mất cân bằng hệ lợi khuẩn đường ruột, suy yếu hệ miễn dịch.

2. Các nguyên nhân dẫn đến táo bón?


  • Do chế độ sinh hoạt, ăn uống:
  • uống không đủ nước, ăn ít chất xơ, ăm thiếu chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường tinh luyện, uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu. Lười vận động, thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột, sữa chua tổng hợp (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
  • Lạm dụng dùng thuốc: Kháng sinh là thủ phạm lớn nhất, trẻ nhỏ dùng kháng sinh lúc đầu dễ gặp tiêu chảy, nhưng sử dụng kháng sinh dài ngày, nhiều đợt làm tổn hại nghiêm trong hệ lợi khuẩn và tế bào hấp thu ở niêm mạc ruột.

Ngoài ra một số loại như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm, thuốc chống co giật…cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng tiêu hóa và táo bón.

  • Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về rối loạn thần kinh, các vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu), rối loạn nội tiết và các bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus).
  • Phụ nữ đang mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, thay đổi chế độ ăn quá nhiều trong thai kỳ đều để gây ảnh hưởng đến nhu động ruột.
  • Mắc bệnh lý thực thể: Các bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn.

3. Dấu hiệu nhận biết táo bón



Ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân khô cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5 – 7 ngày không đi đại tiện, hay đi đại tiện phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy. Trẻ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do đầy hơi chướng bụng, đau bụng. Táo lâu ngày, táo bón nặng dẫn tới tình trạng ị són, ị đùn không kiểm soát hay bị chẩn đoán nhầm với tiêu chảy.

Ở người lớn: Giãn cách đi đại tiện từ 2 – 3 ngày thậm chí lên đến 5 – 6 ngày, chướng bụng dưới, căng tức hậu môn. Rặn nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi.

Những trường hợp bị táo bón bạn nên đi khám bác sĩ:

  • Thay đổi đáng kể thói quen đại tiện, ví dụ táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
  • Đau dữ dội ở hậu môn khi đi tiêu.
  • Chảy máu trực tràng, máu lẫn nhiều trong phân.
  • Ị són, ị đùn, 5-7 ngày mới đi đại tiện.
  • Nôn mửa kèm với đau bụng liên tục (điều này có thể gợi ý tắc ruột )
  • Sốt, đau thắt lưng.

Xem thêm tại : Y Dược Viên Minh

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!