Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Các ba mẹ nhớ cho con tiêm chủng đầy đủ để giúp con lướt qua những căn bệnh không momg muốn nha!
Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là quá trình đưa vắc-xin vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch phát triển khả năng bảo vệ chủ động và đặc hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm. Đến nay, có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm đã có vắc-xin phòng ngừa hiệu quả. Cha mẹ có thể đăng ký lịch tiêm chủng cho trẻ tại các cơ sở y tế để được tư vấn và đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ.
Tại sao cần tiêm chủng cho trẻ?
Trong thời kỳ mang thai, thai nhi nhận kháng thể từ mẹ truyền qua nhau thai, giúp bảo vệ cơ thể bé trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, sau khi chào đời, lượng kháng thể này sẽ giảm dần, trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đủ mạnh để tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh. Vì thế, việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế là rất cần thiết để cơ thể trẻ tự sản sinh kháng thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Nếu trẻ không được tiêm chủng, hoặc không tiêm đầy đủ và đúng lịch, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng sẽ cao hơn.
Lịch tiêm chủng cho trẻ
Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại các cơ sở y tế. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như:
Ngoài ra, khi trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, cần được bổ sung viên uống Vitamin A hai lần mỗi năm tại các trạm y tế xã/phường. Mặc dù Vitamin A không phải là vắc-xin, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch và bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc của trẻ.
Chú ý: Nếu gia đình có nhu cầu, ngoài các vắc-xin miễn phí trong chương trình TCMR, có thể cho con sử dụng các loại vắc-xin dịch vụ theo chỉ định của nhân viên y tế, nhưng cần đảm bảo dự phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm đã được liệt kê.
Theo dõi trẻ sau tiêm chủng
Tiêm chủng có thể gây ra một số phản ứng phụ, chủ yếu là sốt nhẹ (dưới 38,5°C), đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, đây là dấu hiệu hoạt động của vắc-xin trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp hiếm khi xảy ra các phản ứng không mong muốn nghiêm trọng, cần được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý các bước sau khi tiêm chủng cho trẻ:
Sau khi tiêm:
Theo dõi tại gia đình:
Việc tiêm chủng là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bằng cách tuân thủ đúng lịch và theo dõi cẩn thận sau tiêm, cha mẹ có thể giúp con mình phát triển mạnh khỏe và an toàn.
------------------------------
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
mình tiêm cả ở trạm và ở phòng tiêm chủng, theo dõi sát để đi tiêm cho con
Các mẹ cần theo dõi và đi tiêm đúng lịch để hiệu quả vaccxin tốt nhất nhé
các mẹ chú ý lưu lại lịch tiêm và tiêm cho con đủ các mũi vacxin nha
lịch tiêm chủng đầy đủ cho các mẹ nè
mình xin phép lưu lại nhé
có ai có lịch tiêm chủng của nhà nước không ạ?
theo dõi lịch tiêm để tiêm đúng thời gian cho các bé nhé các mom ơi
các mẹ chú ý tiêm đúng lịch cho bé nha