Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Theo tiêu chuẩn WHO, với bé gái, khi được 1 tuổi sẽ nặng trung bình khoảng 7,1-11,3kg và cao 71-81,7cm. Còn với bé trai sẽ nặng trung bình khoảng 8,2 - 12,4kg và chiều cao là 73,4-78cm.
Không chỉ vậy, bố mẹ sẽ phấn khởi hơn khi bé yêu đạt được nhiều cột mốc quan trọng về ngôn ngữ, cảm xúc và nhận thức. Con có thể bập bẹ vài từ đơn giản, biết lắc đầu nếu không muốn, vẫy tay tạm biệt mọi người. Ngoài ra, mẹ sẽ nhận thấy con cảm thấy lo sợ khi tiếp xúc với người lạ, khóc đòi mẹ, biết gây sự chú ý bằng cách lặp các âm thanh. Trẻ cũng thích khám phá mọi thứ xung quanh, biết cầm nắm đồ vật vỗ vào nhau khi chơi cũng như bỏ đồ chơi vào xô chứa rồi lấy ra…
2. Trẻ 1 tuổi biết làm gì?
Mời ba mẹ cùng khám phá những cột mốc phát triển của bé yêu ở giai đoạn 1 tuổi nhé:
2.1. Trẻ nói nhiều hơn
Ở cột mốc 1 tuổi, bố mẹ sẽ vỡ òa hạnh phúc vì bé yêu có thể gọi ‘ba’, ‘ma’,... kèm theo các hoạt động giao tiếp phi ngôn ngữ như chỉ tay, huơ chân, hoặc ném đồ vật để biểu thị rõ hơn cho lời nói. bố mẹ nên khen ngợi và tập cho con nói những từ dài, khó hơn, chẳng hạn như “mama”, “baba”, “mẹ”,...
2.2. Bắt đầu hoạt động độc lập mà không cần sự trợ giúp
Trẻ 1 tuổi có thể tự ngồi, tự bám vào đồ vật để đứng dậy hoặc lăn lộn mà không cần bố mẹ trợ giúp như trước. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên thường xuyên trông chừng để tránh con bị té ngã.
2.3. Chập chững các bước đi đầu tiên
Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Một số trẻ khi đủ 1 tuổi sẽ chập chững bước đi những bước chân đầu tiên mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ nên cho trẻ ngồi trên mặt phẳng thấp, không ngồi trên giường hoặc ghế cao. Đồng thời bo tròn các góc nhọn, rào ban công, hành lang để đảm bảo không có bất kỳ nguy hiểm gì xảy ra với trẻ.
2.4. Biết hành động theo hướng dẫn của người lớn
Dù chưa thể nói rõ ràng nhưng trẻ 1 tuổi đã có thể hiểu được những giao tiếp đơn giản qua lời nói, thái độ, cử chỉ đi kèm. Chẳng hạn khi được mẹ ôm, âu yếm và nói lời yêu thương, trẻ sẽ hiểu và bày tỏ sự hạnh phúc. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện và hướng dẫn trẻ làm những việc đơn giản, giúp phát triển não bộ và khả năng phản xạ như giơ tay lên khi mặc áo, cầm thìa thức ăn,...
2.5. Chơi với đồ chơi một cách tập trung
Khi trẻ 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu có nhận thức về những sự vật bên ngoài và mong muốn khám phá thế giới. Do đó, trẻ bắt đầu cảm nhận được sự thú vị trong mỗi món đồ chơi và có thể tự ngồi chơi rất tập trung. đồ chơi phát ra âm thanh kích thích thính giác, hoặc đồ chơi đủ màu sắc giúp tăng cường thị giác,...
2.6. Đưa tay cầm, nắm mọi vật trước mặt
Kỹ năng vận động tinh ở trẻ 1 tuổi cũng phát triển đáng kể. Đây là kỹ năng vận động liên quan đến các nhóm cơ nhỏ như bàn tay, ngón tay. Lúc này, trẻ có thể cầm, nắm đồ vật một cách chắc chắn, thậm chí là ném đồ vật đi hoặc cho vào miệng. Dù chỉ là hành động nhỏ nhưng đây lại là cột mốc quan trọng trong giai đoạn này, tạo tiền đề cho sự phát triển các hoạt động cấp cao hơn như cầm thìa tự ăn, viết, múa,... sau này.
2.7. Xuất hiện cảm giác lo lắng khi rời xa bố mẹ
Cùng với những cột mốc phát triển vừa kể trên, nhận thức của bé yêu cũng có sự thay đổi rõ rệt. Mẹ có thể cảm nhận bé luôn luôn muốn được ở bên bố mẹ. Nếu một khoảng thời gian trẻ không thấy bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy lạc lõng, lo lắng và bắt đầu khóc.
2.8. Thích thú khi nhìn thấy sách
Ở giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu tò mò trước những con chữ, hình vẽ. Lúc này, niềm vui của trẻ không chỉ dừng lại ở việc được bố mẹ đọc sách cho nghe, mà còn để trẻ trực tiếp ngắm nhìn những hình vẽ đầy màu sắc. Vậy nên, bố mẹ có thể chọn cho trẻ những quyển sách tranh ảnh, hoặc những quyển tập nhận dạng chữ, cho trẻ đọc theo những chữ cái đơn giản, từ đó kích thích khả năng phát âm và ghi nhớ của con.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi biết làm gì. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ, tốc độ phát triển sẽ khác nhau, phụ thuộc chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và cách chăm sóc của bố mẹ. Các bậc phụ huynh nên quan sát, đồng hành cùng con để hỗ trợ trẻ phát triển tốt; đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và thăm khám nếu có.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
bài viết hữu ích lắm ad ui
chia sẻ kiến thức bổ ích ạ
theo dõi cột mốc phát triển của con để hiểu con
1 tuổi là có nhiều đứa biết đi rồi đó, giữ cực thì thôi luôn