Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên gây sổ mũi hắt hơi. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ có thể diễn tiến nặng, dẫn tới biến chứng viêm xoang, viêm phế quản rất nguy hiểm, khó chữa trị.
1. Nguyên nhân trẻ hắt hơi sổ mũi
Trong các nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ, nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo Đông y, do tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh thất thường) hoặc đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Ở giai đoạn chớm bị, trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi,... Sau đó, trẻ có thể bị ho nặng, gây suy yếu tạng phế.
Theo Y Học Hiện Đại, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Bình thường, hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc, bao phủ bằng lớp thảm nhầy có chức năng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết (thay đổi nhiệt độ đột ngột), hóa chất, dị vật, tình trạng viêm nhiễm, các khối u,... sẽ khiến các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi. Chảy nước mũi khiến trẻ khó chịu vì giảm lượng không khí lưu thông trong mũi. Hiện tượng này có thể tự hết nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh - khí - phế quản,...
Bên cạnh đó, niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus, khi gặp lạnh hoặc điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh mạnh mẽ, gây viêm mũi - họng. Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng nhẹ gồm sổ mũi hắt hơi. Sau vài ngày, nếu không được điều trị đúng cách, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn ho nhiều, mệt mỏi, khó chịu, có thể dẫn tới viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,... gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
2. Trẻ bị hắt hơi sổ mũi làm sao cho hết?
Việc điều trị hắt hơi sổ mũi ở trẻ em quan trọng nhất là cần can thiệp sớm ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu để trị bệnh dứt điểm. Vậy trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Các công việc cần làm gồm:
2.1 Nhỏ nước muối sinh lý
Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, phụ huynh chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 - 5 lần, mỗi bên mũi 3 - 4 giọt. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, đưa ra hướng dẫn dùng thuốc an toàn, hợp lý.
Lưu ý: Cha mẹ không nên dùng tay bịt 2 bên mũi để xì mũi cho trẻ vì sẽ làm tăng đột ngột áp lực vào mũi. Đồng thời, giấy sử dụng để xì mũi phải là giấy mềm, sạch, chỉ dùng 1 lần.
2.2 Các biện pháp khác
Thực hiện theo những hướng dẫn trên sẽ giúp điều trị sổ mũi hắt hơi hiệu quả cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt đi kèm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngoài việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, phụ huynh nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh. Đồng thời, cha mẹ nên bổ sung thêm vitamin và sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh nên giữ cho không khí trong phòng của trẻ được khô, thông thoáng; không cho bé tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi hay thuốc lá; khuyến khích bé tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Hữu ích lắm ạ
Các chia sẻ của mom bổ ích quá, nhất là trong mùa lạnh này. Cảm ơn mom nha
Rất cần cho các mẹ mùa này nè, chú ý để chăm trẻ tốt hơn nhen
Mùa này người lớn còn ốm suốt ấy, các con lạnh là hay liên quan đến hô hấp trên lắm
Chia sẻ bổ ích quá mom ơi