Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Các mom ơi, con mình 18 tháng cho đi học lại bị bạn lây nhiễm covid rồi huhu. Hiện bé chỉ sốt hanh hanh, sổ mũi nhẹ. Có mom nào từng trải qua cho mình xin ít kinh nghiệm chăm sóc bé được không ạ? Mình đau lòng quá các mom ơi
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Trẻ có sức đề kháng cao hơn mình, nên mom cô gắng theo dõi, con không có triệu chứng nặng thì ko sao đâu mom, cháu mình nhiễm covid mà trộm vía vẫn chạy nhảy vui chơi bình thường chỉ sốt 2 ngày đầu thôi à
Bé nhà mom đã khỏe chưa, dịch lây lan nhanh, nhà có trẻ nhỏ mẹ lo lắng lắm luôn
Con mình 30 tháng bị mà bé chỉ sốt 2 ngày và có chút biếng ăn. Mình chỉ cho bé uống hại sốt, ăn quýt, với súc.miệng bằng nước muối. Bé chơi bình thường, có làm nũng hơn so với lúc trước, bé biếng ăn mình cho bé uống bioacimin gold. Không biết đúng không nhưng đây là cách của mình, chia sẻ cùng bạn.
Cần biết các giai đoạn của Covid khi theo dõi cho F0 trẻ em tại nhà.
1. Giai đoạn ủ bệnh: 2-14 ngày, trung bình từ 4-7 ngày. Giai đoạn này virus sau khi nhiễm vào đang nhân lên cho đến khi đủ mạnh để bộc lộ ra triệu chứng. Giai đoạn này không có triệu chứng gì đặc biệt
2. Giai đoạn khởi phát: Xảy ra sau khi ủ bệnh với các triệu chứng, kéo dài khoảng 5-7 ngày.
Sốt.
Mệt mỏi.
Đau đầu.
Ho khan.
Đau họng.
Nghẹt mũi/sổ mũi,.
Mất vị giác/khứu giác.
Nôn và tiêu chảy, đau cơ...
Tuy nhiên khá nhiều trẻ không có triệu chứng.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn:
Tổn thương da (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Các triệu chứng nặng thường diễn biến từ ngày thứ 5 của giai đoạn này trở ra. Nếu không có tiến triển nặng thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh từ ngày thứ 7 hoặc ngày thứ 10.
2. Giai đoạn lui bệnh: Từ ngày thứ 7 trở ra nếu ko có biến chứng nặng trẻ sẽ dần hồi phục sau 1-2 tuần
——-
Có triệu chứng gì thì sẽ điều trị triệu chứng đó: Sốt, ho, tiêu chảy…Luôn phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho trẻ.
- Nếu là trẻ lớn, hướng dẫn trẻ tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày.
- Theo dõi trẻ: Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở. Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định).
Báo với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường:
+ Sốt trên 38 độ C kéo dài quá 5 ngày
+ Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ như bỏ bú, chậm tiếp xúc, mắt kém linh hoạt.
+ Trẻ kêu đau rát họng, ho.
+ Trẻ cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ khó thở.
+ Trẻ bị tiêu chảy kéo dài
+ Đo SpO2 dưới 96%.
+ Trẻ mệt, không chịu chơi.
+ Trẻ ăn/bú kém, bỏ bú.
Mình thấy nếu trẻ bị covid bạn có thể làm theo chỉ dẫn của bác này nè!
Thấy hữu ích nên share mom nhen
Cách chăm sóc trẻ bị covid tại nhà nè
- Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không được kiêng nước.
- Theo dõi sát sao nhiệt độ, đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt. Có thể dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng.
- Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu chảy mũi ít và trẻ không khó chịu chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch là đủ.
- Nếu trẻ ho, có thể dùng thuốc ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nếu bất kỳ khi nào trẻ có các biểu hiện sau thì cần phải báo với phường hoặc liên hệ 115 để đưa trẻ nhập viện:
Thở nhanh
Khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực
Li bì
Lờ đờ
Bỏ bú/ăn uống
Tím tái môi, đầu ngón tay, chân
SpO2 < 95%
Những việc không nên làm:
- Đừng nên tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho.
- Đừng nên lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin. Sức đề kháng của trẻ không thể tăng lên ngay lập tức chỉ với 1 vài loại vitamin.
- Đừng cho trẻ xông lá lẩu, tinh dầu... vì không có tác dụng điều trị bệnh đồng thời có thể làm trẻ tăng sự khó chịu và có nguy cơ khiến trẻ bị bỏng.
- Tuyệt đối không tự dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc diệt virus... Tuyệt đối không dùng các đơn thuốc trên mạng và cũng đừng chia sẻ đơn thuốc của trẻ. Điều này vô tình làm hại nhiều trẻ khác.