Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Ho là phản xạ có lợi để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng. Tuy nhiên, không phải trẻ ho dữ dội, nặng tiếng là đang mắc bệnh nặng và ngược lại. Vì vậy cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
1. Nguyên nhân gây ho ở trẻ em
Ho là một phản xạ của cơ thể để đường thở được thông thoáng, bảo vệ hệ hô hấp. Khi đường hô hấp có vấn đề và bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, khói thuốc, khói xe, bụi... thì phản xạ cơ thể sẽ ho để tống những virus, vi khuẩn đó ra ngoài.
Trẻ có thể bị ho do nhiều nguyên nhân từ nhẹ đến nặng như: Nhiễm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn, ô nhiễm không khí...
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho rằng thói quen sinh hoạt của gia đình cũng ảnh hưởng đến mức độ của ho của trẻ. Thói quen ăn uống đồ lạnh, tắm nước lạnh, chạy nhảy lâu dưới mưa, nghịch nước... là những yếu tố kích thích, khởi phát dễ cho virus vào cơ thể gây bệnh. Nhưng đa phần các cơn ho do virus ở trẻ là lành tính, chỉ cần chăm sóc ở nhà.
Nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao trẻ lại hay bị ho vào mùa lạnh nhiều? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi, họng và đường hô hấp trên sẽ co lại, làm giảm lượng máu lưu thông cung cấp cho các khu vực này.
Khi giảm cung cấp máu, sẽ giảm luôn cung cấp dưỡng chất và các tế bào để chống lại tác nhân gây bệnh trong máu. Ngoài ra, khi trời lạnh, nhiệt độ thấp tạo môi trường thuận lợi kích thích một số virus phát triển tốt. Thời tiết thay đổi cũng là điều kiện thuận lợi cho một số virus tồn tại lâu hơn, vì thế họng, mũi, dễ bị bệnh hơn.
Nếu trẻ có hệ miễn dịch, sức đề kháng tốt, rửa tay xà phòng, sát khuẩn thường xuyên, che miệng khi ho và hắt hơi thì sẽ hạn chế được virus xâm nhập hơn. Phụ huynh chú ý nhắc nhở trẻ tạo những thói quen tốt để giữ gìn sức khỏe tốt hơn.
2. Những lưu ý khi trẻ bị ho
2.1. Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ
Khi trẻ bị ho, nhiều bậc phụ huynh thường tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc nhỏ cho trẻ. Tuy nhiên nếu con dưới 4 tuổi, bố mẹ không nên tùy tiện cho uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều quan trọng là phải tìm hiểu nguyên nhân khiến bé ho dữ dội để tìm các biện pháp khắc phục phù hợp.
Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cha mẹ có thể mua thuốc tại nhà thuốc nhưng cần có sự hướng dẫn của dược sĩ tại quầy. Không được tự ý mua thuốc theo kinh nghiệm hay người thân mách vì trẻ em và người lớn có thể sẽ không sử dụng cùng loại thuốc hay liều lượng.
2.2. Nên làm gì khi trẻ bị ho?
Khi trẻ bị ho, nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, theo dõi thường xuyên để đề phòng trường hợp trẻ ho dữ dội kèm khó thở, thở gấp thì cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.
Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đối với những trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra cần bổ sung nhiều nước, vitamin C và điện giải cho bé.
Việc tắm nước ấm cũng có thể làm giảm cơn ho của trẻ. Hơi nước ấm, nóng sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn. Cha mẹ cần ngồi cùng bé khi tắm hơi và tránh để trẻ bị bỏng.
Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng nước chanh ấm hấp mật ong để giảm cơn ho của trẻ. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm không tốt trong việc giảm triệu chứng như bạc hà; chocolate; đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích; đồ uống có ga,... Nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất là 1 giờ. Nếu trẻ bị ho nhiều, kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng. Đây là cách thức đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giúp trẻ tránh được những cơn ho và các bệnh lý khác liên quan đến hệ hô hấp.
3. Tại sao trẻ ho dữ dội về đêm?
Trẻ em có hệ miễn dịch yếu kém hơn so với người lớn, lại chưa biết cách tự bảo vệ cơ thể nên rất dễ bị nhiễm lạnh, mắc các bệnh lý về hô hấp. Trong đó, ho - đặc biệt là ho dữ dội về đêm là phổ biến nhất. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho dữ dội về đêm, bao gồm:
4. Làm gì khi trẻ ho nhiều về đêm?
Trẻ ho về đêm sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng vì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Dưới đây là những việc bố mẹ cần làm khi thấy bé ho nhiều vào ban đêm:
5. Hãy đưa trẻ đi khám nếu triệu chứng ho không giảm
Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng trẻ ho về đêm vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đi khám:
Nhìn chung, trẻ ho về đêm có nhiều nguyên nhân, để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên đưa bé đi khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Thấy con ho nhiều sốt ruột lắm là lại cho con đi khám liền
Ho nhiều thấy xót chắc phải ôm đi khám chớ không dám để ở nhà
bé ho nhiều thì nên cho đi khám ngay mom ơi
Trời lạnh bé nhà mình cũng húng hắng ho
đang gió mùa, rét lạnh các bé hay ho lắm