🔥 Bài đăng hot nhất

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản – Khi nào bé có thể ăn tôm cua?

Khoa học đã chứng minh, hải sản như tôm, cua, cá rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì giàu dinh dưỡng, khoáng chất, vi chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ mấy tháng ăn được hải sản và ăn bao nhiêu là đủ thì vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng giải vấn đề này các mẹ nhé.

Hải sản thường giàu đạm, giàu omega-3 và các dưỡng chất cần thiết khác song lại chứa ít chất béo no. Bên cạnh đó, hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, đây chính là thực phẩm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cao lớn, thông minh và cứng cáp.

Bạn hãy cùng tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được hải sản qua bài viết dưới đây.

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, trừ các loại hải sản có vỏ (tôm, cua, sò…), bạn hãy cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 6 tháng tuổi khi bé đã bắt đầu ăn dặm.

Tuy nhiên, do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, nhưng cũng chỉ giới hạn ở một số thực phẩm như cá, tôm,... Các loại hải sản có vỏ hoặc cua thì cần chờ thời gian lâu hơn. Khi cho bé ăn hải sản, bạn hãy cho con ăn từ từ ít một để bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các mẹ cần phải thận trọng hơn.

Dưới đây, mẹ hãy tìm hiểu cụ thể hơn trẻ mấy tháng ăn được cá, tôm, cua, hải sản để thêm vào khẩu phần ăn của con đúng cách nhất.

1. Trẻ mấy tháng ăn được cá?

Khi quan tâm trẻ mấy tháng ăn được hải sản, mẹ có thể quan tâm đến những loại hải sản tốt cho bé. Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D.

Hầu hết các loại hải sản là thực phẩm giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nếu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.

Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả (cá lóc), cá trắm, cá trê… Cá biển: nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ. Các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các acid béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).

2. Trẻ mấy tháng ăn được tôm?

Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi. Vậy trẻ mấy tháng ăn được tôm để hấp thụ canxi? Từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.

3. Trẻ mấy tháng ăn được cua biển?

trẻ mấy tháng ăn được cua biển

Thật ra có rất nhiều ý kiến xoay quanh thắc mắc việc trẻ mấy tháng ăn được cua biển. Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng với loại hải sản có vỏ như cua, mẹ chỉ nên cho bé ăn khi bé được 1 tuổi nhưng phải tập ăn từng chút một. Vì hàm lượng chất đạm có trong cua nói riêng hay hải sản nói chung rất dễ gây dị ứng cho bé. Nếu sau ăn bé không hề bị mẫn cảm hay dị ứng thì khi đó mới tăng dần lượng thịt cua trong bữa ăn của trẻ. 

Trái lại, nếu mẹ cho con ăn lượng thịt cua biển nhiều ngay từ đầu thì bên cạnh nguy cơ dị ứng, việc này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Bé có thể bị đầy bụng, nôn, tiêu chảy. Trong khi đó, với các loại cá đồng, cá chứa ít thủy ngân thì mẹ có thể tập cho bé ăn cá ở tháng thứ 9.

Tùy theo độ tuổi mà lượng thịt cua dùng cho bé sẽ khác nhau.

Trẻ 12 tháng có thể ăn 3-4 bữa/tuần, 20-30g thịt cua/bữa.

Trẻ 1-3 tuổi có thể ăn một bữa/ngày, 30-40g/bữa.

Trẻ 4 tuổi trở lên có thể ăn một đến hai bữa/ngày, 50-60g thịt cua hoặc nửa con cua/bữa.

4. Trẻ mấy tháng ăn được hải sản có vỏ?

Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?

Không phải cứ tìm hiểu trẻ mấy ăn được hải sản thì mẹ có thể nhanh chóng cho con ăn bất chấp các loại hải sản.

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao có thể gây hại cho bé. Vì thế, mẹ nên tránh cho bé ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản, các mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.

Cách chế biến hải sản cho bé thế nào?

Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé. Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp bé bị nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to: bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ luộc chín lấy nước nấu cháo, bột, thịt xay hoăc băm nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên: ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi, hoặc nấu chưa chín kỹ.

cho bé ăn hải sản đúng cách 2

Lượng hải sản bé ăn bao nhiêu là đủ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.

Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn.

Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản, tôm cá

lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản, tôm, cá

Hải sản là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, khi cho con ăn hải sản, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

1. Cá là một trong số những loại hải sản chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của bé. Nhiều cha mẹ thường cho rằng, hải sản thì phải tôm, cua, mực mới tốt. Tuy nhiên, thực tế thì cá có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hẳn so với những loại thực phẩm kia. Bởi vậy, các bậc cha mẹ nên nhớ bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày cho con mình.

2. Hệ miễn dịch của trẻ không tốt bằng người lớn, bởi vậy, trẻ rất dễ bị mẫn cảm hoặc bị dị ứng với hải sản nếu không hợp. Nhiều trường hợp dị ứng do hải sản gây ra có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Bởi vậy, khi cho con mình ăn hải sản, cha mẹ nên nhớ chỉ cho bé dùng thử một ít và chờ phản ứng. Nếu thấy cơ thẻ trẻ không có bất cứ phản ứng nào bất thường thì mới tăng dần lượng hải sản trong thực đơn của trẻ.

3. Không nên cho trẻ ăn nhiều những món hải sản chiên mà nên cho bé ăn nhiều món hải sản hấp hơn. So với chiên, các món hấp sẽ giữ lượng chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngược lại, khi chiên, dầu mỡ sẽ bão hòa lượng chất béo không no khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm và sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe.

4. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn tôm, cá… không tươi vì như vậy rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc thức ăn.

5. Hàng ngày, người lớn chỉ nên mua một lượng hải sản vừa đủ để trẻ ăn chứ không nên mua nhiều và tích trữ trong tủ lạnh.

6. Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3 tới 4 bữa hải sản. Không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể trẻ.

7. Khi làm cá biển, nhớ phải làm sạch phần đầu và phần bụng vì đó là nơi tích trữ nhiều vi khuẩn có hại nhất. Nếu không làm sạch, khi trẻ ăn vào dễ bị ngộ độc.

8. Trong hải sản có chứa nhiều canxi, protein và natri, vì vậy, người lớn nên cho trẻ ăn vào buổi trưa, còn buổi tối nhớ bổ sung thêm nhiều nước để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

9. Tránh cho trẻ ăn trái cây sau khi ăn cua, tôm vì việc kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với hải sản nói chung) có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí đe dọa tính mạng.

cho bé ăn hải sản đúng cách 3

Lợi ích khi cho trẻ ăn hải sản

1. Lợi ích khi cho trẻ ăn tôm cá

– Tôm và cá có chứa lượng protein cao hơn so với thịt gia cầm và cũng giàu các axit amin thiết yếu (bao gồm cả taurine) giúp trẻ dễ hấp thu.

– Tôm cá có chứa nhiều vitamin, trong đó, vitamin A và D là những chất quan trọng cho xương của trẻ, tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng ruột.

– Trong tôm và cá có chứa nhiều chất mucopolysaccharide, đây là chất có chức năng chống ung thư.

– Ngoài ra, tôm cá có chứa nhiều canxi, phốt pho, iốt, kẽm và nhiều loại khoáng chất để đảm bảo cho trẻ sự phát triển toàn diện.

– Trẻ ăn tôm và cá sẽ giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu, thiếu sắt

2. Lợi ích của cua biển đối với sức khỏe của bé

Ngừa thiếu máu

Từ xa xưa, theo đông y, cua biển là một loại thực phẩm bổ khí dưỡng huyết. Ngày nay, cua biển được xem là món ăn bổ dưỡng, ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ. Chỉ 85g thịt cua có thể cung cấp hơn 400% nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày. Nguồn cung cấp sắt và vitamin B12 từ cua biển giúp  thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, qua đó mà ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở nhiều trẻ.

Chữa còi xương, suy dinh dưỡng

Cũng như các loại hải sản khác, bên cạnh là nguồn thực phẩm giàu đạm và sắt, cua biển có hàm lượng canxi cao. 100g thịt cua chứa 59mg canxi, là thực phẩm lý tưởng cho sự hình thành hệ xương ở bé.

Tốt cho sự phát triển trí não của bé

Thịt cua cung cấp một lượng lớn axit béo omega-3, một loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất. Axit béo omega-3 giúp cải thiện chức năng não. Nghiên cứu cho thấy những trẻ em được cung cấp đủ dưỡng chất này thường có trí nhớ tốt và phát triển nhanh về mặt ngôn ngữ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng selen trong thịt cua cao gấp 12 lần thịt bò. Nhưng mẹ đã biết vai trò của selen đối với cơ thể? Selen được xem là vi chất vàng cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp selen mà chủ yếu nhận thông qua thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày.

Selen đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do quá trình oxy hóa và nhiễm trùng gây ra. Mặt khác, selen còn giúp giải độc một số kim loại nặng cho cơ thể và có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền.

(ST)

Các bà mẹ trong gia đình cần quan tâm đến trẻ mấy tháng ăn được hải sản để làm đa dạng thành phần dinh dưỡng của bữa ăn cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho trẻ ăn đa dạng, thay đổi món, bổ sung rau, củ quả đúng cách. Tránh làm cho trẻ chỉ ăn một vài món ưa thích khiến mất cân bằng vi chất trong khẩu phần ăn, gây ra các bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

(st)

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản – Khi nào bé có thể ăn tôm cua?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2674
3
6

Cảm ơn Mom chia sẻ về việc Trẻ mấy tháng ăn được hải sản và khi nào bé có thể ăn tôm cua rất hay


2 năm trước
Thích
Trả lời

Gia nhập Cộng đồng MarryBaby săn evoucher Shopee, Tiki, Lazada, ... mua sắm cho con các chị em ơi

2 năm trước
Thích
Trả lời

Gia nhập Cộng đồng MarryBaby săn evoucher Shopee, Tiki, Lazada, ... mua sắm cho con các chị em ơi

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn, nhờ bài viết này mình đã tìm dc câu trả lời cho câu hỏi con bao nhiêu tháng thì được ăn hải sản, mến chúc chị em nhiều sk nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời
bài chia sẻ của bạn rất hay và tốt , thank mon nhiều
8 năm trước
Thích
Trả lời
6 tháng mình cũng cho con ăn bột tôm , cua rồi
8 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!