🔥 Bài đăng hot nhất

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều là do đâu?

Một trong những cách nhận biết hệ tiêu hóa của con đang gặp vấn đề đó là tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều. Nếu bé đang gặp vấn đề này, mẹ cần phải theo dõi và quan sát các dấu hiệu kèm theo ở bé để tìm ra nguyên nhân đúng nhất, từ đó có cách xử lý, điều trị kịp thời.

1.Nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thì mẹ có thể nhận biết bằng cách quan sát thấy bụng bé hơn căng tròn và thường phát ra những âm thanh lạ như “ùng ục”. Thông thường, khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề này thường sẽ kèm theo những triệu chứng khác như biếng ăn, dễ nôn ói và thường quấy khóc vào ban đêm. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà sôi bụng có thể kéo dài vài ngày hoặc có thể lâu hơn.
  • Xì hơi là một phản ứng tự nhiên thuộc quá trình tiêu hóa của cơ thể. Việc xì hơi sẽ giúp để thải khí độc ra khỏi đường ruột qua hậu môn. Khi bé xì hơi, mẹ có thể nghe được tiếng “tủm” nhỏ và kèm theo mùi thối nhẹ, có khi bé xì hơi không phát ra âm thanh như lại kèm theo mùi rất thối.

Đây đều là những dấu hiệu bình thường. Trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của con thì mẹ nên xem xét các nguyên nhân để có cách điều trị thích hợp.

2.Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu?

Do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý

Chế độ ăn của mẹ không hợp lý cũng làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nếu mẹ thường ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ nhiều hoặc ăn nhiều thực phẩm dễ đầy bụng như súp lơ, đậu đỗ, bắp cải,...Bên cạnh đó, nếu mẹ thường uống cà phê hay dùng các chất kích thích thường xuyên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi bé bú vào dễ bị sôi bụng và xì hơi.

Bé bú không đúng tư thế

Nếu bé bú không đúng tư thế sẽ dễ bị nuốt nhiều khí, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và làm cho bụng bé bị chướng, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi cho bé bú bình mà không cầm bình đúng cách cũng sẽ tạo ra nhiều bọt khí, có thể khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều.

Do bé bị dị ứng với sữa công thức đang dùng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều nữa đó là do bé đang bị dị ứng với sữa công thức. Nếu loại sữa công thức mẹ đang cho bé bú có thành phần chứa nhiều đường lactose thì cũng sẽ khiến bé khó tiêu, dễ xì hơi. Bởi vì, loại đường này dễ gây ức chế hệ tiêu hóa, khó tiêu, gây đầy bụng,...

Do mẹ cho bé uống các loại nước ép trái cây quá sớm

Trái cây tươi tốt cho sức khỏe, nhưng nếu mẹ cho bé uống các loại nước ép trái cây quá sớm sẽ không tốt. Đặc biệt, mẹ không nên cho bé uống các loại nước ép đóng chai vì dễ gây khó tiêu, chướng bụng, khiến bị dễ bị sôi bụng và xì hơi.

Nếu khi bé 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống nước trái cây tươi nhưng cần phải pha loãng, để tránh gây rối loạn tiêu hóa ở bé nhé.

Cho bé ăn dặm quá sớm

Khi còn nhỏ tháng, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non yếu và chưa phát triển toàn diện. Do đó, nếu cho bé ăn dặm sớm, dạ dày sẽ khó tiêu, dẫn đến bụng bị trướng, dễ sôi bụng và xì hơi. Vậy nên nếu muốn cho bé ăn dặm thì tốt nhất mẹ nên cho bé ăn kể từ tháng 6 trở đi nhé.

Cho bé ăn dặm quá sớm

Khi còn nhỏ tháng, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non yếu và chưa phát triển toàn diện. Do đó, nếu cho bé ăn dặm sớm, dạ dày sẽ khó tiêu, dẫn đến bụng bị trướng, dễ sôi bụng và xì hơi. Vậy nên nếu muốn cho bé ăn dặm thì tốt nhất mẹ nên cho bé ăn kể từ tháng 6 trở đi nhé.

3.Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều?

  • Thay đổi tư thế bú của bé: Tư thế bú rất quan trọng đối với bé. Nếu bú không đúng tư thế bé dễ bị ngạt sữa, thở khò khè hoặc có thể nuốt nhiều bọt khí dẫn đến tình trạng sôi bụng và xì hơi.
  • Chọn lựa loại sữa công thức phù hợp: Mẹ cần phải chọn loại sữa không thức không chứa đường lactose. Đồng thời, chọn loại sữa công thức từ những thương hiệu nổi tiếng, uy tín, không nên chọn loại sữa kém chất lượng, giá rẻ, không có nguồn gốc,...
  • Massage bụng cho bé thường xuyên: Mẹ có thể xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ, từ phía rốn ra ngoài để giúp cho bé dễ tiêu hóa. Cách làm này sẽ giúp đẩy bớt các bọt khí bị đầy ra khỏi dạ dày.
  • Đưa bé đến bệnh viện ngay nếu thấy bé bị sôi bụng, xì hơi nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như: Nôn ói, quấy khóc, sốt cao, chán bú,....

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị sôi bụng cần lưu ý đến các dấu hiệu và thực hiện biện pháp chăm sóc đúng cách là quan trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng những biện pháp phòng ngừa, điều trị, giúp cha mẹ có thể kiểm soát tốt được tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, sự hỗ trợ từ bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt nhất và phát triển đúng theo từng giai đoạn. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp ích cho các bạn chăm sóc trẻ trong những giai đoạn đầu đời.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
8
9

bụng xì hơi nhiều chắc con bị đầy bụng, mom cho con ti bình thì chọn loại bình k làm con nuốt hơi vào á

1 tháng trước
Thích
Trả lời

con ăn sữa ngoài chỉ sợ con dị ứng sữa thui

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bạn massage, vỗ ợ hơi cho bé nè

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Đối với các trẻ sơ sinh thì vấn đề sôi bụng thì cũng bình thường thôi mẹ hãy nên mát xa cho bé theo vòng tròn chiều kim đồng hồ mỗi lần sau khi ăn nhé

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Trị sôi bụng cũng dễ mẹ nên biết xoa bóp cho con một chút, khi con ăn xong thì nên vỗ ợ hơi cho con nha, nói chung là vỗ ợ hơi rồi thì sẽ giảm được tình trạng ý

2 tháng trước
Thích
Trả lời

mình thấy đa số nguyên nhân dẫn đến việc con bị sôi bụng là do mẹ ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay các thức ăn lạ...qua bài viết thấy được tầm nguy hiểm của việc này quá các mẹ tham khảo nhé

2 tháng trước
Thích
Trả lời

cần chú ý để trẻ không bị đầy hơi hãy vỗ cho trẻ bớt ợ đi hãy massage bụng khi trẻ bị đầy hơi

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Nên massage phần bụng với phần lưng để cho bé dễ chịu không bị đầy bụng nữa nha

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Trẻ sơ sinh mà bị xì hơi nhiều thì khả năng cao là bị đầy bụng rồi đó ạ, lúc này thì bố mẹ lên xoa bụng nhẹ cho bé bố mẹ nhé.

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!