🔥 Bài đăng hot nhất

Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều, có bất thường không?

Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều là vấn đề khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng băn băn khoăn, lo lắng. Điều này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân và các mẹ cần nắm bắt kịp thời để đáp ứng nhu cầu của bé.


1. Những nguyên nhân trẻ sơ sinh đòi bú liên tục

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đòi bú liên tục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, được phân loại thành 3 nhóm cơ bản gồm:

1.1. Trẻ đòi bú nhiều do đang trong giai đoạn phát triển

Khi mới chào đời, dạ dày của trẻ sơ sinh thường rất nhỏ, lượng sữa mà con cần lúc này chỉ khoảng từ 5 – 7ml/cữ. Tuy nhiên, dạ dày sẽ dần phát triển và tăng kích thước mỗi ngày, khiến nhu cầu bú mẹ của trẻ ngày càng cao hơn.

Sau khoảng 3 ngày chào đời, trẻ có thể ăn được 22 – 30ml sữa mỗi cữ. Khi được 1 tuần tuổi, trẻ sẽ hấp thụ được khoảng 40 – 60ml sữa/cữ.

Thông thường, giai đoạn từ 7 - 10 ngày sau sinh, tuần thứ 2 - 3 và tuần thứ 4 - 6 sau sinh là những cột mốc tăng trưởng nhảy vọt của con mà bố mẹ cần quan tâm chú ý. Từ đây, lượng sữa cho con cũng cần thay đổi nhanh chóng. Khi trẻ được 1-2 tháng, lúc này lượng sữa trung bình mỗi cữ sẽ là 60 – 120ml.

1.2. Trẻ bú mẹ yếu

Một trong những nguyên nhân bé đòi bú liên tục không chịu ngủ là do sức bú yếu. Điều này thường gặp ở những trẻ sinh non hoặc mắc phải một số vấn đề như nấm miệng, nhiệt miệng, dính thắng lưỡi,... Do mỗi lần bú mẹ, lượng sữa hấp thu được không nhiều nên trẻ sẽ thường nhanh đói và đòi ăn liên tục với nhiều lần hơn bình thường.

1.3. Mẹ có ít sữa

Một trong những nguyên nhân nữa khiến cho trẻ sơ sinh quấy khóc đòi bú liên tục là do lượng sữa mẹ ít. Một lần bú mẹ thường không đáp ứng được đủ nhu cầu ăn cho bé trong thời gian dài, khiến trẻ thường xuyên đòi bú.

1.4. Bé muốn tiếp xúc với bầu vú mẹ

Thực tế, có khá nhiều bé đòi bú liên tục ngay khi bụng no. Nguyên nhân là do bé muốn có cảm giác an toàn và được bảo vệ khi ở bên cạnh mẹ. Từ đây bé sẽ có phản xạ đòi bú nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến trẻ sơ sinh đòi bú liên tục là do gắt ngủ. Bạn có thể nhận biết trẻ khó ngủ với những dấu hiệu như ngáp nhiều, mệt mỏi, cáu kỉnh, khóc... Lúc này trẻ rất buồn ngủ nhưng không thể ngủ, cần được ôm ấp, vỗ về và ngậm ti mẹ để dễ ngủ hơn.

2. Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều lần có bất thường không?

Thực tế, lịch trình sinh hoạt, ăn ngủ của trẻ sơ sinh thường phụ thuộc vào nhu cầu và sức ăn của từng bé. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy có những giai đoạn trẻ ăn nhiều, ngủ ít và ngược lại.

Do đó, việc trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều cũng là điều hết sức bình thường, hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của con nên bạn cần cho trẻ bú theo đúng nhu cầu.

3. Làm gì khi trẻ sơ sinh đòi bú liên tục?

Khi bé đòi bú liên tục không chịu ngủ, các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy chú ý một số điều sau đây:

3.1. Cho trẻ bú theo nhu cầu

Bạn không nhất thiết phải cho bé bú sữa theo cữ cố định, từ 2 – 3 tiếng một lần mà nên cho bé bú khi nào bé đói. Lúc này, lực bú của bé thường mạnh, giúp bé bú nhanh và được nhiều hơn. Khi đó, tuyến sữa của mẹ cũng nhận được đủ kích thích để có thể tiết sữa dễ dàng, giúp bé ăn no bụng hơn.

3.2. Cho con bú đúng cách

Việc cho bé bú sai tư thế sẽ khiến con không bú được đủ theo nhu cầu dẫn đến bị đói và thường xuyên đòi bú liên tục. Để tránh được điều này, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cho bé bú mẹ đúng cách sau đây:

  • Mẹ cần ngồi cho bé bú với tư thế thực sự thư giãn, thoải mái.
  • Mẹ bế bé bằng hai tay, áp sát người bé vào người mẹ sao cho mặt bé hướng vào bầu vú. Đặc biệt cần chú ý giữ cho đầu và thân bé thẳng hàng.
  • Cho bé ngậm hết phần quầng vú để sữa có thể tiết ra dễ dàng và đều hơn.

3.3. Làm gì khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú?

Với trường hợp bé đòi bú liên tục dù bụng đã no, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bé mà mẹ có thể chọn cách xử lý sao cho phù hợp.

  • Nếu bé đã no bụng nhưng vẫn đòi bú là để dễ ngủ hoặc giúp con cảm thấy dễ chịu, bạn có thể tiếp tục cho con bú khi trẻ không xuất hiện biểu hiện nôn ói, quấy khóc nhiều hơn.
  • Ngược lại, nếu bé đòi bú liên tục nhưng có dấu hiệu ọc sữa, trớ sữa... lúc này mẹ nên ngừng cho con bú. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng các phương pháp thay thế như ngậm ti giả, hát ru hoặc đổi tư thế bế con phù hợp. Điều này có thể sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Các mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Trong trường hợp trẻ đòi bú nhiều nhưng không tăng cân, chậm phát triển hoặc có các triệu chứng bất thường, lúc này mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý (nếu có). Điều này sẽ giúp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều là điều không quá bất thường. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để thăm khám kịp thời khi cần thiết.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
2

Bé nhà mình cũng vậy, mình sữa ra ít lại loãng bé đòi bú hoài, muốn khóc luôn

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Bé đòi bù nhiều lần có thể do mỗi lần bú bé bú không được no, mẹ cứ theo dõi như trong bài để xem bé đã bú đủ no chưa

11 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!