🔥 Bài đăng hot nhất

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có sao không? Có phải bị down?

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi hoặc đẩy lưỡi vào giữa hai hàm khi bé nằm ngủ hoặc khi nuốt thức ăn có phải là bệnh không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!


Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ra và nhai miệng hoặc đẩy lưỡi vào giữa hai hàm khi bé nằm ngủ; hoặc khi nuốt thức ăn. Đây là một hành động đáng yêu mà rất nhiều bậc phụ huynh đã nhanh tay ghi lại hình ảnh này của con em mình.


Tuy vậy, việc trẻ sơ sinh hay lè lưỡi còn là dấu hiệu để bé truyền đạt nhu cầu của mình. Thậm chí đó có thể là một trong những yếu tố để bố mẹ hoặc bác sĩ nhìn ra một vài bệnh lý mà bé có thể gặp phải.


1. Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?


Mẹ biết không, bé nào khi mới sinh ra cũng khám phá thế giới bằng cách sử dụng miệng đầu tiên. Do đó, việc bé đẩy lưỡi ra ngoài có thể là một phản xạ tự nhiên; và hoàn toàn bình thường.

Điều này cũng phần nào lý giải cho việc vì sao vừa mới chào đời bé đã biết bú mẹ rất giỏi dù không được dạy. Kể cả ở các trẻ bú bình thì kỹ năng mút của bé cũng rất tốt.

Nhưng thông thường, trẻ sơ sinh hay lè lưỡi do phản xạ tự nhiên sẽ phổ biến đối với bé dưới 6 tháng tuổi.

Tóm lại, trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có thể là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường đối với bé dươi 6 tháng tuổi; và vì vậy mẹ không cần lo lắng. Đối với trẻ trên 6 tháng, việc thè lưỡi do phản xạ tự nhiên; nhưng cũng có những lý do khác mẹ có thể khám phá sau đây.


2. Những lý do khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng


Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thôi hay thè lưỡi sau khoảng năm đến bảy tháng tuổi. Nhưng nếu bé vẫn tiếp tục thè lưỡi khi đã lớn hơn, thì có thể là do các nguyên nhân sau đây mẹ cần chú ý nhé.


2.1 Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng là để bắt chước

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi người lớn tuổi tinh nghịch thè lưỡi ra để chơi với em bé; em bé sẽ bắt chước theo. Thậm chí, em bé còn rất hứng thú với trò chơi đó.

Do vậy, nếu mọi người trong gia đình hay chơi trò thè lưỡi với bé; mẹ đừng quá lo lắng khi bé đã qua mốc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi mà vẫn làm trò này nhé.

2.2 Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng để báo hiệu bé đói và thể hiện nhu cầu

Trẻ nhỏ rất thông minh. Dù chưa biết nói; nhưng bé có thể biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt hoặc bằng tay chân, giọng điệu để báo cho mẹ biết các nhu cầu của mình.

2.3 Biểu hiện bé chưa sẵn sàng cho chế độ ăn cứng hơn

Trẻ nhỏ thường có xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn quá cứng ra khỏi miệng. Vì bé chưa thể nhai được hoặc không thích món đó.

Do vậy, nếu bé bỗng nhiên dùng lưỡi đẩy đồ ăn ra ngoài; rất có thể là do món ăn cứng hơn khả năng nhai của bé. Mẹ cần chế biến đồ ăn nhuyễn hơn hoặc tập cho bé ăn vài lần để trẻ thích nghi dần với độ cứng của món ăn mới nhé.

2.4 Bé hay lè lưỡi do thở bằng miệng

Khi bé thở bằng miệng, bé thường kèm theo hành động thè lưỡi. Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi để thở có thể là do bị ho, cảm lạnh, nghẹt mũi, dị ứng, viêm amidan.

2.5 Tật lưỡi to macroglossia

Macroglossia là thuật ngữ y khoa chỉ tật lưỡi to. Đây là chứng dị tật hiếm gặp, có tỷ lệ chỉ 1/14.000 ca sinh trên toàn thế giới.

Trẻ bị tật lưỡi to có một chiếc lưỡi to bất thường, có thể to gấp đôi miệng của bé. Do đó, trẻ sơ sinh bị macroglossia hay thè lưỡi. Điều này gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm miệng; vì chiếc lưỡi lúc nào cũng có xu hướng tràn ra ngoài môi.

  • Tật lưỡi to còn có thể là dấu hiệu của hội chứng Down hoặc hội chứng Beckwith-Wiedemann.
  • Chiếc lưỡi quá lớn cũng có thể là dấu hiệu của một khối u vòm miệng
  • Lưỡi to còn có thể là dấu hiệu bất thường nào đó trong khoang miệng của trẻ.

Ngoài ra, nếu gia đình trẻ có tiền sử về tật lưỡi to thì cũng có thể di truyền sang bé.

2.6 Hội chứng hàm nhỏ micrognathia

Micrognathia (hội chứng hàm nhỏ) rất hiếm gặp. Tình trạng này là do hàm dưới nhỏ hơn so với bình thường gây nên sự sắp xếp hỗn độn, không đồng đều của các răng, lưỡi. Từ đó khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ra ngoài không thể kiểm soát.

Trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng micrognathia, khi cho ăn cần phải có núm vú đặc biệt bé mới bú được đúng cách. Hội chứng micrognathia có thể được cải thiện trong quá trình trưởng thành của trẻ; đặc biệt là giai đoạn dậy thì.

Tuy nhiên, hội chứng hàm nhỏ cũng có thể là dấu hiệu bé bị bệnh sứt môi hoặc các hội chứng khác. Ví dụ như bệnh marfan, trisomy 13, trisomy 18, hội chứng pierre robin.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
4
5

Mình thấy lè lưỡi như thói quen của các bé nhỏ ý

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn mom đã chia sẻ chi tiết

2 năm trước
Thích
Trả lời

hồi xưa mình cũng thấy cháu mình lè lưỡi hoài mà giờ lớn bình thường rồi

2 năm trước
Thích
Trả lời

trẻ con hay lè lưỡi cào mặt suốt

2 năm trước
Thích
Trả lời

con mình cũng lè lưỡi liếm hoài nè đến giờ thấy bé bình thường ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!