Trẻ sơ sinh hay vặn mình được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu hiện tượng trẻ sơ sinh rướn nhiều và vặn mình này diễn ra khá thường xuyên thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này cho trẻ.
1. Tại sao trẻ sơ sinh rướn nhiều, giật mình khi ngủ và ngủ không sâu giấc
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và giật mình khi trẻ ngủ.
1.1 Trẻ sơ sinh rướn nhiều, ngủ hay vặn mình do sinh lý
- Chỗ ngủ của trẻ quá sáng, không được thoải mái, ấm áp hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói bụng: Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bú chỉ bú được 1 lượng sữa ít, do vậy trẻ rất mau đói và cũng mau no. Những điều trên sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú.
- Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn nhằm để tống hết sức các chất thải ra ngoài.
- Do tã trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quanh người trẻ quá chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
1.2 Trẻ sơ sinh rướn nhiều, ngủ hay vặn mình do bệnh lý
- Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến khiến trẻ hay vặn mình và giật mình khi ngủ.
- Do trẻ mắc các bệnh lý về gan như vàng da làm cơ thể trẻ sản sinh bilirubin quá mức khiến não bộ của trẻ bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.
- Hạ canxi huyết: Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị hạ canxi huyết. Khi trẻ bị hạ canxi huyết thường có các biểu hiện dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm, vặn mình và rướn người khi ngủ.
- Các bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh rướn nhiều, ngủ hay giật mình, hay vặn mình khi ngủ.
- Khi da trẻ bị tổn thương, ngứa, nóng rát hoặc tai trẻ bị côn trùng chui vào trong lúc ngủ cũng khiến trẻ vặn mình.
2. Biện pháp chữa trẻ sơ sinh rướn nhiều, hay vặn mình mà cha mẹ cần phải biết
Hiện tượng ngủ hay vặn mình, giật mình khi ngủ dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ của trẻ, làm cho trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để hạn chế tình trạng này các bậc cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ phòng ngủ của trẻ vừa đủ, không được quá nóng hoặc quá lạnh.
- Cho trẻ bú vừa đủ, không nên cho trẻ bú quá no hoặc đói.
- Sử dụng các loại tã phù hợp với làn da của trẻ, mặc quần áo rộng rãi để trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
- Lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ khi ngủ.
- Mặc cho trẻ những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.
- Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.
- Thay tã cho trẻ thường xuyên, không nên để tã quá ẩm ướt.
- Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, hát ru, vỗ về, vuốt ve, âu yếm để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.
- Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khi ánh sáng dịu nhẹ nhằm để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.
- Mẹ của trẻ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn kiêng vì nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh lúc này hoàn toàn được cung cấp từ sữa mẹ, do đó khi người mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi, làm ảnh hưởng đến cả về thể chất và tinh thần của trẻ.
- Kiểm tra trên làn da của trẻ: Tình trạng da mẩn đỏ, viêm loét, nóng rát, bị côn trùng cắn hay các tổn thương trên da,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ vặn mình. Do đó, khi trẻ vặn mình, nhất là về đêm, bố mẹ nên kiểm tra làn da của trẻ. Nếu vẫn chưa rõ nguyên nhân, bố mẹ có thể đo thân nhiệt của trẻ (thông qua đường hậu môn) để kiểm tra xem trẻ có sốt hay gặp bất thường không.
- Không sử dụng các mẹo lạ để điều trị vặn mình cho bé: Hiện nay, các mẹo chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh như xông hơi, chườm nóng hay đắp lá,… vẫn đưa được kiểm định của bác sĩ và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, tốt nhất khi trẻ có biểu hiện vặn mình nhiều và không có dấu hiệu giảm dần sau khi đã thực hiện các cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được kiểm tra và hỗ trợ.
Hi vọng rằng những chia sẻ" vì sao trẻ sơ sinh rướn nhiều" và các biện pháp chữa trẻ sơ sinh rướn nhiều vặn mình trên đây sẽ hữu ích cho các bố mẹ trong quá trình chăm sóc bé.
cảm ơn bạn chia sẻ nhé
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)
Trẻ rướn nhiều mẹ cũng lo, mấy bà cứ bảo là đẹn lưng mà có phải vậy đâu
Cám ơn bạn đã chia sẻ
Trẻ rướn nhiều có nhiều nguyên nhân ghê, cảm ơn bạn chia sẻ nha