🔥 Bài đăng hot nhất

Lý do vì sao trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay

Giai đoạn sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh thường có nhu cầu mút tay, cắn hoặc đưa mọi vật xung quanh vào miệng. Phần lớn ông bà hay bố mẹ thường cố gắng kéo tay bé ra khỏi miệng, hoặc dùng những cách khác để ngăn cản như đeo bao tay cho bé… Tuy nhiên việc làm này là không nên, hãy tham khảo những lợi ích sau để quyết định có nên “can thiệp” vào công việc rất là chính đang này của bé hay không nhé?

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh rất thích mút tay

Bé mút tay để cảm nhận về thế giới

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, cơ thể trẻ bắt đầu có sự phát triển vượt trội về giác quan, đặc biệt là xúc giác. Ở thời kỳ này, trẻ bắt đầu bằng sự hứng thú với chính ngón tay của mình. Các bé thường cố gắng vươn tay của mình lên, khuya khoắng và ngắm nghía, tiếp đó đưa bàn tay vào miệng và bắt đầu mút, gặm… Khi làm được điều đó, các bé rất thỏa mãn và thích thú. Nếu ngay lúc đó, bạn kéo ngón tay của bé ra khỏi miệng và tìm mọi cách ngăn cản bé tiếp tục hành động này có thể khiến bé tức giận và bắt đầu gào khóc.

Vì sao lại như vậy? Hiện tượng trẻ sơ sinh thích mút tay được giải thích rằng đó là cách để bé bắt đầu nhận thức và khám phá thế giới. Môi và ngón tay là hai bộ phận có xúc giác phát triển sớm và nhạy cảm nhất. Thông qua việc mút tay, bé cảm nhận được bàn tay của mình. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi. Nhiều bé thậm chí đưa cả chân vào miệng để mút.

Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh.

Tiếp đó, khi bàn tay trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu cầm nắm được, trẻ sẽ cầm mọi thứ xung quanh mình và đưa vào miệng. Cơ quan cảm giác của miệng sẽ giúp bé nhận định được những thuộc tính của đồ vật đó như độ cứng, mềm, to, nhỏ, vị của chúng… Quá trình này giống như một cách thức kiểm nghiệm và khám phá những thứ lạ lẫm xung quanh mình. Thông qua việc này, các chức năng của khoang miệng cũng từng bước hoàn thiện.

Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.

Vậy nếu cứ để cho bé mút tay thì cha mẹ nên làm gì?

Đó là giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé thường xuyên, vệ sinh thân thể bé thường xuyên đặc biệt là hai bàn tay. Hãy coi mút tay là công việc chính đáng của bé ở độ tuổi này và tạo điều kiện tốt nhất để bé được làm công việc chính đáng này, Cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ có thể cho bất cứ cái gì vào miệng và có thể nuốt chúng nên cần cách ly những vật sắc nhọn, những vật nhỏ, tròn như cúc áo, hòn bi… tránh trường hợp bé bị hóc hoặc gây nên dị vật đường thở.

(Sưu tầm)

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
3

Bé nhà mình cũng thế, đưa cả hai tay vào có khi còn kéo cả chân lên mút nữa

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình ngoặm cả bàn tay luôn á mom. hihi Bà còn bảo mút ngón cái thì thương ba, mút ngón trỏ thì thương mẹ, mút cả bàn tay thì thương cả gia đình ^^

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình cũng thích mút tay cực luôn nè. Mà ngậm kúc cả 2 ngón luôn

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!