Bé nhà em 25 tháng nói mới vài từ đơn có bị chậm nói không ạ? Các mẹ chia sẻ em các tips hay để bé nói câu dài được không ạ?
13 cách dạy bé nghe lời dăm dắp
Dành cho mẹ nào hay than vãn con ko nghe lời nhé, nhất là độ tuổi đang nổi loạn 3-4 tuổi. Khà khà
-----------------------------------------------------------------------------------------
1. "Khi nào... thì"
"Khi nào con đánh răng học xong thì chúng ra sẽ xem phim" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu".
2. "Chân trước, miệng sau"
Thay vì đứng ở xa, hét lên: "Xuống nhà ngay để ăn cơm", bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, chơi với bé và nói chuyện chia sẻ sở thích với con vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm.
3. Hãy cho bé lựa chọn
"Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước" hoặc "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?". Điều này gợi ý cho bé để bé không có lựa chọn thứ 3.
Cho bé lựa chọn để bé làm theo ý bố mẹ
4. Đừng hỏi khó
Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: "Sao con làm thế?" (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: "Kể cho mẹ xem con đã làm gì?".
5. Trực tiếp
Nếu bạn định nói gì đó với bé thì trước hết hãy ngồi xuống để tầm mắt của mẹ và bé ngang nhau. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên hãy nhìn con với ánh mắt yêu thương thay vì ánh mắt giận giữ sẽ làm bé sợ.
6. Gọi tên
Khi đề nghị bé làm gì, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc".
7. Nguyên tắc từng câu một
Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.
8. Hãy đơn giản
Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
Nhẹ nhàng và nói với bé thật đơn giản nhé!
9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
Nếu bé không nhắc lại được tức là bạn cần thay đổi cách nói để bé dễ hiểu hơn. Đơn giản câu nói đi.
10. Đưa lợi ích để bé không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.
11. Hãy tích cực
Có rất nhiều cách để diễn đạt một hành động hay một ý nghĩa vậy thay vì chọn cách giận giữ quát mắng: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi".
12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với từ "mẹ muốn"
Thay vì "vào học bài đi", hãy nói "Mẹ muốn con đi học bài"; thay vì: "Hãy đi đánh răng đi”, bạn nói: “Mẹ muốn con đi đánh răng ngay”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
Hãy nhìn trẻ và nói mẹ muốn thay vì quát mắng hay đôi co với trẻ
13. Sử dùng "Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì..."
Chẳng hạn: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc".
Mẹ ơi, gia nhập cộng đồng MarryBaby săn mã mua sắm Shopee, Tiki, Lazada,.... mua sắm bỉm sữa cho con! Thỏa thích tạo câu hỏi, bác sĩ sẽ trực tiếp trả lời miễn phí chỉ có tại Cộng đồng MarryBaby
id.marrybaby.vn