🔥 Bài đăng hot nhất

5 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả

Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm lớn và có thể tự khỏi sau một thời gian bị bệnh, tuy nhiên vết loét do nhiệt miệng lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khiến trẻ luôn cáu gắt, bực bội và bỏ ăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 5 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả, giúp chữa khỏi sớm căn bệnh này.


1. Khái niệm về nhiệt miệng

Nhiệt miệng có tên khoa học là aphthous ulcer. Hầu như trong chúng ta, ai cũng từng bị nhiệt miệng. Đây chính là các vét loét màu đỏ, nông, nhỏ, hay xuất hiện tại các vùng mô mềm trong má, môi, lợi. Đôi khi nhiệt miệng có thể có màu trắng, hay vàng, và viền xung quanh là đỏ. Hình dạng của nhiệt miệng là tròn hoặc oval.

Nhiệt miệng sẽ khiến bé đau và rất khó chịu. Trẻ thường cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn, nước uống, thậm chí nuốt nước bọc cũng bị đau. Nhiệt miệng về cơ bản có thể tự khỏi không cần điều trị, tuy nhiên nếu chúng ta áp dụng một số cách có thể giúp nhiệt miệng nhanh biến mất hơn


2. Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ em bị nhiệt miệng có thể do khá nhiều nguyên nhân như:

– Bé bị tổn thương niêm mạc trong vòm miệng khi đánh răng, vô tình cắn vào bên trong má…

– Chức năng miễn dịch của bé bị suy giảm.

– Bé bị thiếu các vi chất dinh dưỡng: vitamin A, vitamin C, vitamin các nhóm B, kẽm, protein…

– Bé bị ốm dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng cũng có thể gây ra nhiệt miệng.


3. 5 Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ đơn giản mà hiệu quả

3.1. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

Theo các nghiên cứu, mật ong có thể gây ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm có hại giúp vết loét nhiệt nhanh lành. Bởi vậy, khi trẻ bị nhiệt các mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc dùng tăm bông bôi mật ong nguyên chất vào vết loét khoảng 1- 2 lần/ ngày để giúp bé nhanh khỏi hơn.

3.2. Chữa nhiệt miệng bằng cách súc miệng với nước củ cải

Củ cải có tác dụng giải nhiệt và làm lành các vết loét rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trong củ cải chứa nhiều vitamin A, C giúp bổ sung dưỡng chất rất rốt cho bé, làm tăng sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh hơn. Nếu bé không thể uống nước củ cải, các mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước cốt pha loãng khoảng 3 lần/ngày. Các nốt nhiệt sẽ bớt đau và biến mất nhanh chóng chỉ sau vài ngày..

3.3. Cho bé uống nước cà chua chữa nhiệt miệng

Một cách chữa nhiệt miệng khá đơn giản và hiệu quả khác là cho trẻ uống từ 1-2 cốc nước ép cà chua mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn cung cấp các vitamin hữu ích cho bé yêu của bạn, tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh hơn.

3.4. Bổ sung nước cam, nước chanh hằng ngày

Khi bé bị thiếu các dưỡng chất, vitamin A, C, kẽm… hoặc chức năng miễn dịch bị yếu, bé thường dễ bị nhiệt miệng. Bởi vậy, bạn nên cho bé uống nhiều nước trái cây tươi chứa các vitamin B, C, folate như cam, chanh để nâng cao hệ miễn dịch cho bé, giúp chống viêm và đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương.

3.5. Uống bột sắn dây mỗi ngày để giải nhiệt hiệu quả

Uống bột sắn dây là cách giải nhiệt đã được khá nhiều người biết đến. Trong thời gian bị nhiệt, bạn có thể pha nước bột sắn dây cho bé uống để giảm cảm giác đau, rát trong miệng, đồng thời giúp khỏi bệnh nhanh hơn.

Mỗi ngày, hãy cho bé uống từ 1 – 2 cốc sắn dây, bé sẽ khỏi nhiệt nhanh chóng sau 2 -3 ngày.

Lưu ý, những cách chữa nhiệt miệng trên có thể mang đến hiệu quả với những người bị nhiệt tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu bé bị nhiệt nhiều cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám, tìm đúng nguyên nhân và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi đó, những cách chữa nhiệt kể trên đây sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

4. Nhiệt miệng ở trẻ: Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh

Nhiệt miệng chủ yếu gây ra do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng cách của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy lưu ý một số điều sau để phòng bệnh cho trẻ:

– Hướng dẫn cho bé cách vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ để tránh tình trạng viêm vùng niêm mạc, miệng, họng.

– Chế độ ăn uống của bé, ba mẹ đừng quên bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi

– Hạn chế cho bé ăn các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay, nóng

– Cho bé uống đủ nước

– Cho bé đi tiêm phòng đầy đủ

– Với các bé đang mắc các bệnh lý truyền nhiễm có thể gây ra các vết phỏng đỏ này bao gồm: thủy đậu, tay chân, miệng, ba mẹ cần đưa con đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị, chăm sóc đúng cách; Đồng thời, phụ huynh nên cách ly trẻ với trẻ khác để tránh lây bệnh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nhiệt miệng ở trẻ và cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà. Hi vọng, ba mẹ đã có thêm những kinh nghiệm bổ ích cho việc chăm sóc trẻ.

St

5 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả 
5 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả 
5 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
17
4
9

ông bà mình hay kêu ra vườn lấy mủ của lá bạc hà chét lên á

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Rất bổ ích, cảm ơn mom chia sẻ

10 tháng trước
Thích
Trả lời
1

Có bài chia sẻ hay là mình sưu tầm về cho các mom liền nè

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Trẻ bị nhiệt miệng hãy ép nước dưa leo cho trẻ uống

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Các mẹ cho con uống sữa chua mỗi ngày cũng tránh nhiệt miệng đó

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình nhiệt là nấu 1 nồi chè đỗ đen cũng đỡ nè

10 tháng trước
Thích
Trả lời

cách hay quá mình phải lưu lại để khi cần chứ giờ đầu óc rất hay quên

10 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Van Thi

Mình cũng lưu lại trên cộng đồng luôn đó hihi

10 tháng trước
Thích
Trả lời

bé bị nhiệt uống sắn dây nhanh khỏi lắm

11 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!