Bé nhà em 25 tháng nói mới vài từ đơn có bị chậm nói không ạ? Các mẹ chia sẻ em các tips hay để bé nói câu dài được không ạ?
6 Kỹ năng cần thiết của người làm cha mẹ - LÀM CHA MẸ TỈNH THỨC
Việc nuôi dạy con cái không bao giờ là dễ dàng đối với các bậc cha mẹ. Các bậc phụ huynh thường theo quán tính để giải quyết những vấn đề với con cái. Chắc hẳn, có đôi lúc cha mẹ sẽ rất phân vân về những gì mà bản thân đã cư xử.
Đôi lúc cha mẹ gặp căng thẳng với trách nhiệm nuôi dạy con cái hoặc cảm thấy áp lực khi cố gắng cải thiện bản thân. Điều này tác động tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ. Vậy phải làm gì để trở thành cha mẹ tốt? Cần học và trau dồi thêm những kỹ năng gì là phù hợp?!
Bước đầu tiên của chặng hành trình này là cha mẹ hãy quan tâm và nhìn nhận về cách mà thường ngày phụ huynh vẫn dùng để nuôi dạy và tương tác với con cái, về những điểm tích cực và chưa tích cực. Tiếp theo hãy cùng khám phá 6 kỹ năng dưới đây để bắt đầu trở thành những ông bố, bà mẹ tốt:
1- Lắng nghe trẻ
Hiện này, có rất nhiều bậc cha mẹ bận rộn đến mức không có thời gian để trò chuyện, lắng nghe hay thậm chí là phớt lờ những gì mà trẻ chia sẻ. Điều này sẽ tạo khoảng cách giữa cha mẹ với trẻ. Dần dần, trẻ không còn muốn kể hay tâm sự với cha mẹ về bất kỹ điều gì.
Việc lắng nghe con cái rất quan trọng, vì cha mẹ đang cho bé cảm giác được thể hiện, được yêu thương và tôn trọng.
Vì thế, để cải thiện kỹ năng lắng nghe trẻ, các bậc phụ huynh có thể thực hiện những việc sau:
Cha mẹ hãy dành một khoảng thời gian để trò chuyện với con mà không bị phân tâm bởi việc nhà, thiết bị điện tử hay kể cả công việc.
Phụ huynh hãy lắng nghe và đặt câu hỏi để khai thác những mong muốn, những nỗi sợ và cảm giác của con hiện tại.
Một cách khác để lắng nghe hiệu quả là cha mẹ hãy quan sát cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể của trẻ, tương tác bằng mắt với bé trong suốt quá trình giao tiếp.
Để tạo cảm giác gần gũi và đồng cảm với con, cha mẹ có thể vươn tay và nhẹ nhàng chạm vào cánh tay hoặc nắm tay trẻ.
2- Tuân theo quy tắc của bạn
Để trở thành cha mẹ tốt, các bậc phụ huynh cần đưa ra những nguyên tắc cơ bản và những giới hạn cụ thể cho chính bản thân và trẻ như dành thời gian 30 phút mỗi tối đọc truyện cùng con, trẻ phải đi ngủ trước 10 giờ tối hay chỉ cho trẻ xem điện thoại trong 30 phút.
Nhiệm vụ của cha mẹ là giải thích cho trẻ hiểu về những quy tắc đó. Nếu trong trường hợp cha mẹ làm sai, mất bình tĩnh thì hãy chịu trách nhiệm, xin lỗi, sau đó sửa đổi. Một điều quan trọng khi tuân theo những nguyên tắc này là sự kỷ luật thực hiện nhưng kèm theo đó là sự linh hoạt thay đổi.
Tùy vào sự phát triển của trẻ cũng như các tác động khác, mà những nguyên tắc này sẽ thay đổi theo thời gian hoặc tình huống cụ thể. Để trẻ có thể ghi nhớ và hiểu rõ về những quy tắc này cha mẹ hãy chuẩn bị những phần thường cũng như mức phạt tương ứng.
3- Cha mẹ nên trở thành một hình mẫu tốt
Cha mẹ đừng nên làm bất kỳ điều gì không tốt trước mặt con cái. Vì có khả năng trẻ sẽ học và bắt chước theo những gì phụ huynh làm.
Vì thế, cha mẹ hãy thay đổi những thói quen xấu và bắt đầu hình thành những thói quen tích cực như đọc sách, tập thể dục, làm việc nhà… Điều này sẽ tác động đến trẻ theo chiều hướng tốt hơn. Thông qua những hành động này, cha mẹ chỉ đang dạy trẻ cách học tập những điều đúng đắn để trở nên tốt hơn.
4- Kiểm soát cảm xúc
Nếu phụ huynh mất bình tĩnh, xảy ra tranh cãi và lớn tiếng trước mặt của trẻ. Điều này sẽ làm cho chúng bị giật mình, trở nên sợ hãi hoặc lo lắng, đặc biệt là với những trẻ nhỏ. Thêm vào đó, cách hành xử này còn làm cho trẻ thấy đây là cách mà mọi người phản ứng khi gặp khó khăn.
Thay vào đó, trong những trường hợp này cha mẹ hãy giữ bình tĩnh và giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, nếu bị mất kiểm soát và xảy ra như trường hợp trên, cha mẹ hãy xin lỗi và chịu trách nhiệm về sự tức giận của bản thân.
5- Linh hoạt giải quyết tình huống
Nếu các bậc phụ huynh thường xuyên đặt ra những kỳ vọng và tiêu chuẩn trong việc nuôi dạy con cái. Điều này không chỉ làm cho cha mẹ cảm thấy căng thẳng và áp lực mà còn cho cả con cái. Đặc biệt, đối với những bậc cha mẹ cầu toàn thường bị chi phối bởi sự nhận xét và đánh giá của người khác về cách nuôi dạy con cái của chính họ.
Để giải quyết vấn đề này, các bậc phụ huynh cần suy ngẫm và đánh giá về kỳ vọng của chính bản thân trong cách nuôi dạy con cái. Cha mẹ cần phải học cách linh hoạt thay đổi và sẵn sàng, buông bỏ những điều không quan trọng về lâu dài. Từ đó, giúp cho cả phụ huynh và bé không còn căng thẳng và áp lực.
6- Thể hiện tình yêu thương
Thể hiện tình yêu thương với con cái, đây có lẽ là việc mà hầu như các bậc cha mẹ nào cũng đã làm. Tuy nhiên, để thể hiện tình yêu đúng cách cha mẹ có thể thực hiện những động sau:
Thể hiện qua các hành động như: nắm tay, vuốt tóc, hôn lên má và ôm trẻ…
Dành thời gian để lắng nghe, đặt câu hỏi cho trẻ về thế giới xung quanh…
Tham gia các hoạt động giúp phát triển các kỹ năng cùng trẻ như đạp xe, trồng cây, chơi cờ vua, vẽ tranh…
Tìm hiểu về sở thích của con từ đó khai thác nó để tương tác, khuyến khích và động viên trẻ thực hiện.
Trong quá trình cải thiện để tốt hơn, cha mẹ không nên quá dằn vặt hay trách móc bản thân về những sai lầm hay thất bại gặp phải mà hãy tìm cách để giải quyết. Vì thực sự không có người cha người mẹ nào là hoàn hảo.
Chia sẻ hữu ích cảm ơn bạn
Cảm ơn bạn, làm cha mẹ mình cũng cần học hỏi nhiều