Bé nhà em 25 tháng nói mới vài từ đơn có bị chậm nói không ạ? Các mẹ chia sẻ em các tips hay để bé nói câu dài được không ạ?
ADHD được xem như là một rối loạn phát triển thần kinh
ADHD được xem như là một rối loạn phát triển thần kinh. Rối loạn phát triển thần kinh là các tình trạng về thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường là trước khi bắt đầu đi học và làm suy giảm sự phát triển của các chức năng cá nhân, xã hội, học tập và/hoặc nghề nghiệp. Chúng thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin cụ thể. Rối loạn phát triển thần kinh có thể liên quan đến rối loạn chức năng ở một hoặc nhiều điều sau đây: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh thường gặp khác bao gồm rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn học tập (ví dụ, chứng khó đọc) và chậm phát triển trí tuệ.
Một số chuyên gia trước đây coi ADHD là một rối loạn hành vi, có thể là do trẻ em thường biểu hiện hành vi thiếu tập trung, bốc đồng và quá hiếu động và do các rối loạn hành vi mắc kèm, đặc biệt là rối loạn thách thức chống đối và rối loạn hành vi, là phổ biến. Tuy nhiên, ADHD có nền tảng thần kinh được thiết lập tốt và không chỉ đơn giản là "hành vi sai trái".
ADHD ảnh hưởng đến khoảng 5 đến 15% trẻ em trong độ tuổi đi học (1). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ADHD thường bị chẩn đoán một cách lạm dụng, phần lớn vì các tiêu chuẩn được áp dụng không chính xác. Theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Ấn bản thứ năm (DSM-5), có 3 dạng:
Giảm chú ý
Tăng động/bốc đồng
tế bào hỗn hợp
Nhìn chung, tỉ lệ gặp ADHD ở trẻ trai cao hơn khoảng hai lần so với trẻ gái, tỷ lệ này khác nhau theo từng dạng. Tăng động/bốc đồng chủ yếu thường xảy ra ở trẻ trai gấp 2 - 9 lần so với trẻ gái; dạng giảm chú ý xảy ra với tỉ lệ bằng nhau ở cả hai giới. ADHD có tính gia đình.
ADHD không có nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân tiềm ẩn của ADHD bao gồm các yếu tố di truyền, sinh hóa, vận động nhạy cảm, sinh lý và hành vi. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm: cân nặng lúc sinh < 1500 g, chấn thương đầu, thiếu sắt, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có phơi nhiễm chì cũng như rượu, thuốc lá và cocaine trước khi sinh. ADHD cũng có liên quan đến trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi (ACEs; 2). Khoảng ít hơn 5% trẻ em bị chứng ADHD có bằng chứng tổn thương thần kinh. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong hệ thống dopaminergic và noradrenergic với việc giảm hoạt động hoặc kích thích ở thân não trên và vùng não trước-não giữa.
Theo bác sĩ Minh Đức, tăng động, giảm chú ý nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi và chất lượng cuộc sống của trẻ. Về lâu dài trẻ sẽ bị lo âu, căng thẳng, dễ thất vọng, tự ti về bản thân. Trẻ dần cô lập và rơi vào tình trạng trầm cảm, kết quả học tập sa sút, trẻ khó theo kịp chương trình học cùng các bạn, dễ bị bạn bè xa lánh, trêu chọc,… Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, có hành xử hung hăng hay gây hấn, tấn công người khác, dễ bị nghiện ngập
Để nhận diện trẻ mắc chứng tăng động, giảm chú ý, theo bác sĩ Minh Đức, ba mẹ cần theo dõi xem trẻ có những biểu hiện dưới đây để kịp thời đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh thăm khám:
Giảm chú ý: Trẻ không thể ngồi yên một chỗ, không chú ý thầy cô hay cha mẹ hướng dẫn thực hiện công việc hay học tập gì đó. Trẻ không thích tham gia trò chơi cần duy trì sự tập trung chú ý, dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, quên đi công việc đang làm. Trẻ cũng có thể làm thất lạc đồ chơi và đồ dùng học tập.
Tính hấp tấp, bốc đồng: Trẻ có các hành động vội vàng có khả năng dẫn đến kết quả tiêu cực. Ví dụ, trẻ có thể đột ngột chạy qua đường mà không quan sát.
Tăng động: Bao gồm các hoạt động vận động quá mức. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ bé, có thể gặp khó khăn khi ngồi yên (ví dụ như ở trường học, công viên,…). Biểu hiện tăng động của trẻ có thể bao gồm: Thường xuyên bồn chồn tay chân, bối rối; Thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc ở những nơi khác; Thường xuyên chạy hoặc leo trèo quá mức khi hoạt động, kể cả ở những nơi không cho phép; Gặp khó khăn khi phải chơi mà giữ yên lặng; Thường xuyên di chuyển, hoạt động; Nói nhiều, hay buột miệng trả lời mà không chờ hết câu hỏi; Khó khăn khi chờ đến lượt vui chơi hay mua hàng; Hay có thói quen làm gián đoạn hoặc xen ngang vào người khác.
Nếu trẻ tăng động giảm chú ý trong một thời gian dài mà không được phát hiện và chữa trị thì có thể gặp biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, khả năng hiểu và diễn đạt kém. Trẻ cũng có thể nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh, tiếng động, dễ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm. Trẻ thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Trẻ không kém thông minh so với các bạn nhưng gặp khó khăn để lắng nghe nên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
Cách xử trí khi trẻ tăng động giảm chú ý
Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý, theo bác sĩ Minh Đức, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được khám, đánh giá và lập kế hoạch điều trị. Trẻ cần được khám về tâm thần kinh, nội khoa, đánh giá triệu chứng theo các tiêu chuẩn chẩn đoán chuyên sâu. Trẻ cũng cần thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý của các chuyên gia nhằm tránh lạm dụng sai lầm trong chẩn đoán.
Tùy theo tình trạng của trẻ bác sĩ sẽ điều trị theo mức độ thay đổi hành vi hoặc kết hợp dùng thuốc như nhóm thuốc hướng thần. Dùng thuốc sẽ giúp trẻ tăng cường và cân bằng mức độ các chất hóa học trong não được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Những loại thuốc này giúp cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của chứng giảm chú ý và tăng động – đôi khi có hiệu quả trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, gia đình cũng cần hỗ trợ giúp trẻ khắc phục tình trạng bằng cách tham khảo các lưu ý sau:
Thay đổi hành vi: Phụ huynh có thể phối hợp với giáo viên nhà trường tác động để điều chỉnh hành vi của trẻ theo hướng tích cực hơn. Cha mẹ nên dành những lời khen ngợi, tặng thưởng bằng những món quà nhỏ,… khi trẻ làm được việc tốt, giúp trẻ có thêm động lực. Thiết lập thời gian biểu cho từng công việc hàng ngày từ lúc trẻ thức giấc đến lúc đi ngủ và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo, điều này giúp con cải thiện khả năng tập trung, tổ chức, sắp xếp công việc.
Ba mẹ dành thời gian để trò chuyện và chơi cùng trẻ nhiều hơn, nhằm gắn kết tình cảm gia đình. Tạo điều kiện để con được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hay các môn nghệ thuật, thể thao mang tính đồng đội, giúp con có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người, cải thiện tính kỷ luật, kiên nhẫn, kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.
Tâm lý trị liệu: Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi kích thích như chơi game ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Các môn thể thao như đá bóng, đá cầu, nhảy dây, cầu lồng, tập bơi,… không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, mà còn góp phần giải phóng bớt năng lượng dư thừa, giảm bớt biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm.
Liệu pháp gia đình: Có thể giúp cha mẹ và anh chị em đối phó với căng thẳng khi sống chung với trẻ tăng động giảm chú ý. Mọi người hãy thể hiện tình yêu thương với trẻ, khích lệ động viên trẻ khi làm đúng, phân tích cho trẻ những việc làm chưa đúng và đưa ra những hình phạt thích đáng ngay khi trẻ mắc lỗi.
Mọi người trong gia đình cần cố gắng giữ một lịch trình đều đặn cho các bữa ăn, giấc ngủ trưa và giờ đi ngủ,… Giúp trẻ sắp xếp và ghi chép các hoạt động và bài tập hàng ngày ở một nơi yên tĩnh để học tập, giữ đồ vật ngăn nắp và gọn gàng.
Trẻ cần ăn thực phẩm lành mạnh, hạn chế thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, bột ngọt, bánh kẹo, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt,… Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bổ sung omega 3 thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, hạt điều, dầu ô liu,… Bổ sung kẽm, sắt, magie cho trẻ thông qua thịt bò, thịt gà, tôm, cua, các loại hải sản, đậu hà lan, rau chân vịt, quả bơ,…
Theo bác sĩ Minh Đức, trẻ chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và bắt buộc phải kết hợp với liệu pháp tâm lý. Trẻ được điều trị sớm sẽ có kết quả tốt hơn.
Nguồn: BV Tâm Anh
Cảm ơn bạn chia sẻ