🔥 Bài đăng hot nhất

Bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng bạch cầu tăng cao ở trẻ cũng giống như người lớn, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang diễn ra. Cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không trong bài viết này nhé.

1.Lượng bạch cầu ở trẻ em theo từng độ tuổi

Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân xâm nhập vào bên trong cơ thể. Nó có những đặc tính như: xuyên mạch, tức tự biến đổi hình dạng để chui qua các tế bào nội mô mạch máu; vận động, giống như a-míp để đi đến các tổ chức cần nó; hóa ứng động, tức là khi bạch cầu bị hấp dẫn đến vị trí tổn thương khi có các hóa chất được phóng ra bởi các tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn, khi có các phức hợp miễn dịch; thực bào, là khi bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi sẽ tiêu hóa chúng.

Theo thời gian bạch cầu sẽ thay đổi về số lượng. Tuổi càng nhỏ thì bạch cầu sẽ nhiều hơn khi lớn tuổi. Cụ thể là:

  • Trẻ sơ sinh có số lượng bạch cầu trung bình từ 10.000 - 30.000/mm3;
  • Trẻ dưới 1 tuổi lượng bạch cầu là từ 10.000 - 12.000/mm3;
  • Trẻ > 1 tuổi lượng bạch cầu khoảng 6.000 - 8.000/mm3.

2.Bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bạch cầu tăng ở trẻ em xảy ra khi bạch cầu gia tăng số lượng trong máu. Mức bạch cầu đo được sẽ cao hơn mức giới hạn bình thường. Đây là hiện tượng thường xảy ra khi các tế bào bạch cầu hay cơ thể bị tổn thương khiến bạch cầu bị rối loạn chức năng hoạt động. Bạch cầu tăng được chia thành 5 dạng dưới đây:

  • Tăng bạch cầu trung tính: loại bạch cầu này chiếm khoảng 40 - 60% lượng bạch cầu tổng thể. Tình trạng tăng bạch cầu trung tính cũng là dạng phổ biến nhất, thường xuất hiện khi một bộ phận nào đó bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm;
  • Tăng bạch cầu đơn nhân: tên gọi khác là bạch cầu mono. Loại bạch cầu này ít ỏi hơn, chiếm khoảng 2 - 8% số bạch cầu của cơ thể. Khi bạch cầu mono tăng cao có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng hay bệnh ung thư;
  • Tăng bạch cầu lympho: số lượng loại bạch cầu này là khoảng từ 20 - 40%. Nhiệm vụ của bạch cầu lympho là sản sinh ra các kháng thể giúp chống lại hiện tượng nhiễm trùng, nó sẽ gia tăng nếu trẻ bị u hạch lympho, mắc bệnh bạch cầu hoặc những bệnh lý nhiễm trùng do virus;
  • Tăng bạch cầu ái toan: là dạng bạch cầu chiếm 1 - 4% tỷ lệ bạch cầu của cơ thể. Bạch cầu ái toan gia tăng khi trẻ bị dị ứng, viêm nhiễm hoặc mắc bệnh lý nào đó do nhiễm ký sinh trùng;
  • Tăng bạch cầu ái kiềm: loại bạch cầu này được sản sinh từ tủy xương và chiếm tỷ lệ rất ít trong số các loại bạch cầu của cơ thể. Khi trẻ bị tăng bạch cầu ái kiềm có thể là do nhiễm siêu vi, dị ứng hoặc mắc phải bệnh lý ác tính nào đó.

Thường thì khi đo chỉ số bạch cầu trên 1100/microlit máu thì được coi là tìn tình trạng tăng bạch cầu ở trẻ

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh sẽ quyết định phương pháp điều trị bạch cầu tăng ở trẻ em, đó có thể là như sau:

  • Sử dụng thuốc dạng hít và thuốc kháng histamin giúp kiểm soát triệu chứng dị ứng;
  • Dùng thuốc kháng viêm và thuốc kháng sinh để khắc phục tình trạng viêm nhiễm;
  • Điều trị các bệnh lý ác tính hoặc nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng bạch cầu;
  • Kiểm soát tốt các trạng thái cảm xúc như lo âu, tiêu cực, căng thẳng.

Phương pháp phòng ngừa

Để hạn chế nguy cơ tăng bạch cầu ở trẻ, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm phải ký sinh trùng hoặc vi khuẩn có hại;
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh;
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, tránh xa những khu vực có khói thuốc lá;
  • Nếu trẻ đang gặp phải tình trạng viêm nhiễm nào đó, hãy đưa trẻ đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Bạch cầu tăng ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp, tùy thuộc vào loại bạch cầu tăng sẽ cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn khác nhau.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp quý bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về hiện tượng Bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không? tăng bạch cầu ở trẻ, từ đó sớm phát hiện và cho trẻ điều trị đúng cách, kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm do tình trạng này.

?Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-phu-nu/so-suc-khoe-dien-tu-tren-ung-dung-vneid-ban-da-biet-chua/

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
17
4
7

có viêm sưng ở trong ng thì mới tăng bạch cầu nhỉ

1 tuần trước
Thích
Trả lời

nhiễm khuẩn là bạch cầu hay cao lứm, nguy hiểm lắm các mẹ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin sức khoẻ hữu ích

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bài viết chia sẻ hữu ích, cảm ơn bạn nhé

2 tháng trước
Thích
Trả lời

cảm ơn chị chia sẻ ạ

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Làm sao đẻ nhận biết là có bạch cầu cao ạ


2 tháng trước
Thích
Trả lời
@DTKIMNGAN_1709

làm xét nghiệm đó mom

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!