Bé nhà em 25 tháng nói mới vài từ đơn có bị chậm nói không ạ? Các mẹ chia sẻ em các tips hay để bé nói câu dài được không ạ?
Bé 15 tháng chưa biết nói có sao không?
Bé 15 tháng chưa biết nói khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng và bất an. Bởi tình trạng bé chậm nói mà kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, hay ảnh hưởng tới vấn đề giao tiếp và hòa nhập xã hội trong tương lai.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói ở tuổi 15 tháng, có những dấu hiệu nào để cha mẹ phát hiện ra điều này, những cách hỗ trợ nào giúp bé phát triển ngôn ngữ được tốt nhất? Bài viết hôm nay, sẽ chia sẻ sâu hơn về vấn đề này để cha mẹ có thể nắm rõ nhất.
Nguyên nhân bé 15 tháng chưa biết nói
- Yếu tố di truyền: Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé 15 tháng chưa biết nói, đó là yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu tiền sử trong gia đình có người mắc chứng chậm nói hoặc các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, thì bé cũng có nguy cơ cao gặp vấn đề tương tự.
- Do sức khỏe bé: Thính giác đóng vai trò quan trọng trong việc bé học ngôn ngữ, nếu bé gặp vấn đề về thính giác hoặc có các vấn đề khác về tai, mũi, họng thì khả năng nghe và tiếp thu ngôn ngữ của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cấu trúc vòm miệng cũng đóng vai trò quan trọng trong hình ảnh và phát triển ngôn ngữ, các dị tật liên quan đến vòm miệng như dị tật lưỡi, hở hàm ếch,… có thể sẽ khiến bé gặp khó khăn trong việc nói và phát triển ngôn ngữ.
- Do yếu tố tâm lý và môi trường: Tâm lý của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ. Nếu bé gặp các tình huống căng thẳng hoặc những biến cố về tâm lý trong gia đình, bé sẽ có xu hướng thu mình và không thể tập trung vào việc học ngôn ngữ. Môi trường gia đình cũng ảnh hưởng đến học ngôn ngữ của bé, môi trường không tốt, thiếu tương tác, thiếu hỗ trợ sẽ khiến bé có thể chậm nói.
- Cách dạy trẻ và tương tác giao tiếp: Nếu bố mẹ không dạy trẻ, không đưa bé những tình huống giao tiếp tích hợp, không tạo điều kiện để bé được giao tiếp và diễn đạt thì có thể bé không có động lực để học nói. Việc hỗ trợ và khích lệ bé trong giao tiếp cũng sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Những dấu hiệu về trẻ 15 tháng chậm nói
- Trẻ không đáp lại: Khi trẻ 15 tháng không có những phản ứng hay đáp lại lời chào hỏi từ người khác, không thể hiện các yêu cầu đơn giản như: “ôm mẹ”, “đưa đồ chơi”. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng bé có thể chậm nói. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần quan sát xem bé có sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý kiến hoặc thể hiện nhu cầu của mình không?
- Không có sự tiến bộ: Trong khoảng thời gian dài mà bé không có sự tiến bộ trong việc học nói, không thể nói được những từ ngữ mới, những câu truyền mới. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy khả năng bé có thể bị tình trạng chậm nói.
- Bé chỉ sử dụng âm thanh và từ ngữ đơn giản: Thay vì sử dụng nhiều từ ngữ hơn để diễn đạt ý kiến hoặc nhu cầu của mình, thì bé chỉ sử dụng một số từ ngữ hoặc âm thanh đơn giản như: “nước”, “ba”, “mẹ’,… điều này cho thấy có thể bé đang gặp vấn đề trong việc mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ.
- Bé ngại giao tiếp: Khi giao tiếp với người thân, bé có xu hướng thờ ơ, không hào hứng, tỏ ra nhút nhát, không sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp như: lắc đầu, ôm người thân, đánh tay nhẹ nhàng,… Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng bé đang gặp vấn đề về chậm nói, cần được cha mẹ quan tâm và hỗ trợ.
Cách hỗ trợ tình trạng bé 15 tháng chưa biết nói
Để khắc phục được tình trạng chậm nói ở trẻ em nói chung và trẻ 15 tháng tuổi nói riêng thì cha mẹ cần lắng nghe và quan sát sự phát triển của trẻ để phát hiện kịp thời các vấn đề. Tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết cho phù hợp. Dưới đây là một số cách hỗ trợ tình trạng bé 15 tháng chưa biết nói mà cha mẹ có thể áp dụng:
- Tạo môi trường tốt cho trẻ: Môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cha mẹ hãy tạo ra môi trường ấm cúng và an toàn cho bé, nơi bé có thể tự do thể hiện cảm xúc và tò mò khám phá thế giới xung quanh mình. Bên canh đó, cha mẹ hãy tích cực giao tiếp với bé bằng cách nói chuyện, cười đùa, hát cho bé nghe, khích lệ bé tham giao giao tiếp.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng: Khi giao tiếp với bé, cha mẹ chú ý sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng để bé dễ hiểu và dễ tiếp thu. Hãy đáp ứng những yêu cầu đơn giản của bé, dù là những điều nhỏ nhặt nhất. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu, từ đó khích lệ bé tham gia vào việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
- Khuyến khích bé tham gia hoạt động: Không chỉ nói chuyện với bé, cha mẹ nên khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động giao tiếp như kể chuyện, đọc sách, xem chương trình dành cho bé. Lắng nghe bé nói và tạo cơ hội cho bé để thể hiện ý kiến và cảm xúc. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và đồng thời rèn luyện khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Áp dụng phương pháp thích hợp: Hiện nay có khá nhiều phương pháp hỗ trợ và kỹ thuật khác nhau để giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả. Cha mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng cho bé, như có thể kể chuyện cho bé giúp bé mở rộng từ vựng, rèn luyện bé khả năng lắng nghe. Hay đưa bé tham gia các hoạt động giao lưu, giao tiếp với trẻ khác để giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, giao tiếp nhóm.
- Dù áp dụng cách nào thì cha mẹ cũng không nên cáu gắt, mắng trẻ khi không đáp ứng hoặc không đáp lời. Cha mẹ cần bình tĩnh để xác định nhu cầu của trẻ, từ đó có phương pháp dạy trẻ phù hợp. Quan trọng nhất đó là cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để dạy trẻ trong giao tiếp hằng ngày, thường xuyên.
Khi nào cần tìm đến chuyên gia
Cha mẹ cần nhận thức về những dấu hiệu và tình trạng của bé 15 tháng chưa biết nói để xác định xem liệu bé có phát triển ngôn ngữ bình thường hay có vấn đề cần chú ý. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Trẻ không có bất kỳ tiến bộ nào trong việc nói, hoặc sử dụng ngôn ngữ sau một khoảng thời gian dài, như 6 tháng trở lên.
- Bé chỉ sử dụng một số âm thanh đơn giản, hoặc từ ngữ đơn giản như: “ba”, “mẹ”, “baba”, “bà”,… mà không thêm vào đó những từ ngữ mới hoặc mở rộng từ ngữ.
- Bé không sử dụng ngôn ngữ thường xuyên trong khoảng thời gian dài, không thể hiện sự quan tâm tới việc giao tiếp, không phản ứng khi được gọi tên, khi có lời chào hỏi từ người lớn.
- Cha mẹ cảm thấy lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ của bé.
- Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, cha mẹ có thể tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển của trẻ em, nhờ kiểm tra và đánh giá cụ thể, từ đó cha mẹ sẽ nhận được những lời khuyên trong việc hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Bên cạnh đó cha mẹ có thể cho con tham gia các khóa học hoặc các hoạt động hỗ trợ dành cho bé chậm nói. Việc tham gia các khóa học sẽ giúp tạo ra môi trường giao tiếp tích cực, giúp bé giao tiếp với người khác, nâng cao kỹ năng xã hội và giao tiếp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bé 15 tháng chưa biết nói. Hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
từ từ nên đừng quá lo lắng ạ,
tập từ từ cho con đừng lo quá bố mẹ nah
bé nhận biết khi người lớn gọi và phản ứng nhanh nhẹn thì k quá lo nha bạn
Con trai mình cũng sẵn tròn 15 tháng, chỉ biết a a, muốn cái gì hay gọi ai cũng a a, dạy miết không đc, mình lo quá,
15 tháng chưa biết nói là bình thường thôi mà. Con mình 18 tháng mới nói 1 từ vậy mà tới 2 tuổi thì nói cả câu như vẹt ý. Con vẫn nhận biết mọi việc bình thường thì các mẹ ko phải lo gì đâu nhé.
Chậm nói quá ấy chứ, bé 15 tháng chưa biết nói là cả nhà sốt ruột lắm
15 tháng chưa nói thì chậm quá ấy, cần cho đi khám xem sao