Có mẹ nào con bị viêm tai giữa chữa trị bằng cách dân gian khỏi không ạ? Các mẹ chia sẻ e chút kinh nghiệm khi con bị viêm tai giữa với ạ?
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?
Những bước đi đầu đời là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Việc trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh bằng những bước chập chững là niềm hạnh phúc lớn lao của ba mẹ. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có một quá trình phát triển khác nhau, có trẻ 12 tháng tuổi đã biết đi nhưng có trẻ tới 15 tháng tuổi lại chưa chập chững đi được. Vậy bé 17 tháng chưa biết đi có sao không? Cùng theo dõi bài viết dưới để có được lời giải đáp.
1. Trẻ mấy tháng biết đi?
Ở mặt bằng chung, hầu hết các em bé thường bắt đầu những bước đi đầu tiên trong khoảng 9 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sẽ biết đi muộn hơn với bạn bè cùng trang lứa. Vậy nên các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Trẻ từ 14 – 17 tháng tuổi sẽ phát triển khả năng đi lại tốt và có thể đi chạy, nhảy ở giai đoạn này.
Trong giai đoạn đầu năm đầu đời, em bé sẽ biết cách kết hợp các động tác cơ thể để học cách ngồi, lăn và bò trước khi chuyển sang tập đứng dậy và đi những bước đầu tiên. Kể từ thời điểm này, chính những sự tự tin và khả năng giữ thăng bằng sẽ giúp con đi được. Ba mẹ không phải quá sốt ruột đặt câu hỏi bé mấy tháng biết đi. Vì sẽ thật bất ngờ với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ khi một ngày nào đó thấy con đứng dựa vào một vật men theo đồ vật, và những ngày tiếp theo con sẽ ngập ngừng những bước chân đầu tiên.
Dần dần, trẻ sẽ tiến bộ trong khả năng di chuyển, từ việc đứng lên đến việc chạy, bắt đầu một chặng đường của sự độc lập trong cuộc sống. Những bước đi đầu tiên của con bạn là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh đánh dấu sự tự lập.
2. Trẻ chậm biết đi có sao không?
Để có thể đi được, cơ thể của bé cần đáp ứng các yêu cầu bao gồm có bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp phát triển, hệ thống thần kinh hoạt động bình thường. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của chuyên gia, trẻ cần trải qua các bước phát triển quan trọng để đạt đến kỹ năng đi.
Ví dụ, vào tháng thứ 3, bé cần phải biết lẫy để có thể lật sấp cơ thể, qua đó luyện tập thân và cổ. Khi đến 6-8 tháng, việc biết ngồi là quan trọng để phát triển phần thân. Ở tháng thứ 9, bé cần biết bò để tập cơ đùi, và từ tháng thứ 10, việc tập đứng và đi trở nên quan trọng. Đến tháng thứ 12, trẻ có thể đi lại khá thành thạo, tự đi một mình và ngồi xuống nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, những mốc thời gian này có thể linh hoạt và phụ thuộc vào thể trạng cụ thể của từng bé. Thời gian bắt đầu tập đi có thể thay đổi từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 18. Nếu vượt qua khoảng thời gian này mà bé vẫn chưa có thể đi được, ba mẹ nên đưa con đến cơ quan y tế để có những kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
3. Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi
Có những dấu hiệu cảnh báo cho thấy trẻ có thể đi chậm hơn so với chuẩn phát triển vận động thông thường:
- Trẻ chậm biết lẫy, ngồi, bò, v.v. so với thang đo phát triển vận động thông thường.
- Sau 4 tháng tuổi, nếu bé không thể nâng đầu tạo góc 45 độ so với mặt giường, đây có thể là dấu hiệu của tiến trình tập vận động chậm, và cần tiếp tục theo dõi bé.
- Hết 6 tháng, nếu bé không biết duỗi tay ra phía trước để lấy đồ vật, có thể là dấu hiệu của cơ thân yếu, đồng thời là cảnh báo về khả năng chậm biết đi trong tương lai.
- Hết 12 tháng, nếu bé không thể tự đứng một mình (ngồi và tự đứng lên mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ), đây là biểu hiện rõ ràng của tình trạng chậm biết đi.
Nếu phụ huynh nhận thấy các dấu hiệu này, nên đưa trẻ đến thăm bác sĩ sớm để có sự can thiệp kịp thời và hỗ trợ trong việc phục hồi tiến trình tập đi của trẻ. Ngoài ra, áp dụng những thay đổi về thói quen và cải thiện dinh dưỡng cũng có thể hỗ trợ cho sự phát triển của bé.
4. Trẻ phát triển khả năng tập đi của mình như thế nào?
Trẻ em mấy tháng biết đi? Để trả lời câu hỏi hỏi này, bé phải trải qua một quá trình dài của sự luyện tập các động tác nhỏ. Đây là quá trình phát triển phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố. Một số giai đoạn quan trọng và cách bé phát triển khả năng tập đi bao gồm:
- Lẫy và lăn (3-6 tháng): Trẻ thường bắt đầu bằng cách lẫy đầu và vai lên khi nằm ở bụng, sau đó bé có thể lăn từ vị trí này sang vị trí khác để lấy được đồ vật mình muốn.
- Ngồi (6-8 tháng): Bé bắt đầu từ việc giữ thăng bằng khi ngồi hoặc khi nằm xuống, trẻ dần dần có khả năng ngồi ổn định hơn.
- Bò (9-12 tháng): Khi các bó cơ của bé dần phát triển ở tháng thứ 9 đến tháng thứ 12, bé có thể bò để di chuyển. Khả năng bò giúp phát triển các nhóm cơ cần thiết hỗ trợ cho quá trình đi lại.
- Đứng (10-12 tháng): Trẻ có thể tập đứng lên bằng cách sử dụng điểm tựa từ đồ vật xung quanh. Giai đoạn này, bé cũng bắt đầu luyện tập đứng mà không cần sự trợ giúp.
- Đi (12-18 tháng): Kỹ năng đi bắt đầu từ việc đứng thăng bằng và di chuyển từng bước đầu tiên.
Mỗi đứa trẻ phát triển theo một tốc độ khác nhau và không phải tất cả các bé đều sẽ trải qua cùng một quá trình phát triển tương tự nhau. Sự hỗ trợ và khuyến khích từ gia đình là quan trọng để bé phát triển khả năng đi của mình. Nếu phụ huynh có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển của bé, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo bé nhận được sự hỗ trợ và theo dõi cần thiết.
5. Ba mẹ cần làm gì để giúp trẻ tập đi?
Mặc dù trẻ có thể tự biết đi khi đến độ tuổi nhất định, tuy nhiên để giúp bé có những bước đi dạn dĩ hơn, ba mẹ có thể hỗ trợ bé theo một số cách mà các chuyên gia đã cho lời khuyên.
Ba mẹ có thể tập cho bé đi chân trần, tiếp xúc với mặt sàn không trơn, để bé có thể cảm nhận được sự tiếp xúc giữa chân và mặt đất, tạo sự tự tin, an tâm khi di chuyển. Sử dụng những món đồ chơi yêu thích của bé để kích thích bé bước đi, điều này giúp thu hút sự chú ý của bé và gỡ bỏ tâm lý lo sợ của bé.
Ba mẹ cũng có thể khuyến khích bé bước đi bằng cách đứng hoặc quỳ ngang tầm với bé và đưa hai tay ra. Có thể sử dụng những đồ chơi, dụng cụ để hỗ trợ bé đi như xe gà, xe đẩy để làm điểm tựa. Ba mẹ cũng nên đảm bảo không gian tập đi của bé đảm bảo an toàn. Thời gian này bé sẽ đi chưa vững và dễ ngã, vì vậy hãy loại bỏ mọi vật dụng có góc nhọn, cứng, sắc ra khỏi không gian.
Trẻ chậm biết đi có đáng lo ngại không? Ba mẹ có cần đưa trẻ đi khám không?
Trong đa số các trường hợp, trẻ chậm biết đi không phải là vấn đề đáng lo ngại ngoại trừ những nguyên nhân liên quan tới một số bệnh lý. Bởi mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển cơ bắp chân khác nhau nên sẽ có trẻ biết đi sớm và có trẻ biết đi muộn hơn.
Để xác định được việc trẻ chưa biết đi sau 12 tháng tuổi có đáng lo ngại hay không, phương pháp tốt nhất đó chính là quan sát sự phát triển tổng thể của trẻ.
Nếu trẻ chậm biết đi nhưng vẫn có thể vịn vào các đồ vật xung quanh và đứng lên, biết cầm nắm đồ vật một cách chính xác, biết kéo đồ đạc, bàn ghế, có kỹ năng ngôn ngữ tốt, có khả năng nhận thức đầy đủ,... ba mẹ không cần quá lo lắng bởi trẻ vẫn đang phát triển bình thường.
Bên cạnh sức mạnh cơ bắp, việc tập đi của trẻ còn liên quan tới sự tự tin và khả năng giữ thăng bằng. Vậy nên, trẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn để mạnh dạn bước đi. Điều ba mẹ cần làm đó chính là cổ vũ, hỗ trợ con tập đi và hạn chế bế con quá nhiều.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ ngồi chơi dưới nền đất, sàn nhà để tăng khả năng vận động cho trẻ.
Nếu trẻ đủ 12 tháng tuổi chưa thể đứng lên được (kể cả khi được ba mẹ hỗ trợ) và trẻ đủ 18 tháng tuổi chưa thể bước đi, ba mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
Bên cạnh hiện tượng trẻ chậm biết đi, nếu trẻ có thêm một số dấu hiệu bất thường như bắp chân không đều, chân yếu, đi khập khiễng,... ba mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám trong thời gian sớm nhất.
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không? Trẻ chậm biết đi đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để trẻ phát triển toàn diện, tốt nhất ba mẹ nên chăm con đúng cách, bổ sung cho con đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và hạn chế bồng bế con quá nhiều. Trong trường hợp thấy con có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa ngay đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được kiểm tra và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
17 tháng chưa đi là hơi chậm nè
tầm này bé nhà mình chạy rồi, nhưng mỗi bé 1 khác nên cần ba mẹ chơi với con nhiều hơn
17 tháng chưa biết đi đúng là chậm thật
cháu mình 12 tháng mới biết đi mà thấy đã chậm rồi, này để 17 tháng thì quá chậm ấy chứ
17 tháng chưa biết đi là chậm đi rồi, cũng hơi đáng lo đó
Bé em đi lúc tròn 12 tháng
17 tháng chưa biết đi phải đi khám
mình nghĩ 14,15 tháng mà chưa thấy bé đi được thì nên đưa bé đi ktra
17 tháng chưa biết đi thật sốt ruột