🔥 Bài đăng hot nhất

Bé 20 tháng chưa biết nói có sao không?

Bé 20 tháng chưa biết nói có sao không? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu những lý do trẻ 20 tháng chưa biết nói và những cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong bài viết này nhé.

Bé 20 tháng phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Khi con của mình ở trường hợp này, ba mẹ hãy thật sự bình tĩnh, không nên nóng vội quy chụp và kết luận con vào một nguyên nhân cố định theo cảm tính của mình. Vì như thê sẽ dẫn đến những cách can thiệp không đúng đắn, có thể mang tính chất áp đặt, bắt buộc. Nóng lòng muốn con có thể nói ngay, như các bạn cùng độ tuổi điều này sẽ gây những hậu quả khó lường.

Ba mẹ cần xác định rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ theo từng giai đoạn. Từ đó, ba mẹ có thể biết được mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ ở hiện tại. Ba mẹ có thể tham khảo các thông tin về giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 18 – 24 tháng bảng dưới:

Từ 18 tháng đến 2 tuổi:

  • Bắt chước được câu khoảng 2 – 3 từ.
  • Thường xuyên có từ mới.
  • Bắt đầu dùng tên riêng khi nói về bản thân (VD: Tin ăn cơm, )
  • Dùng đại từ sở hữu (của con). (VD: Kẹo của con)
  • Có thể hỏi câu: Ở đâu? Cái gì đây? (VD: Bố đi đâu?)
  • Biết phối hợp các từ để tạo thành câu.
  • Câu đơn giản có động từ, danh từ, tính từ.(VD: Tin muốn đi chơi)
  • Cố gắng “kể chuyện” nhằm chuyển tải thông điệp.
  • Làm theo chỉ dẫn 2 bước đơn giản.
  • Phát âm (p, b, m, n, h, d) (VD: Ba, bà, mẹ, mama, đi, )

Biết khoảng 25 từ, gọi tên người thân, chào hỏi, từ chối.

Bé 20 tháng chưa biết nói có sao không?

Có thể thấy khoảng 12 tháng tuổi là bé đã có thể trò chuyện cùng phụ huynh. Những tiếng bập bẹ được bé phát âm rõ ràng hơn. Thậm chí ở một số trẻ có khả năng ngôn ngữ bẩm sinh thì có thể trò chuyện với bố mẹ ở mức độ thông thạo.

Vậy lúc bé 20 tháng tuổi chưa biết nói thì có thể trẻ chậm nói. Việc chậm nói của bé do nhiều yếu tố như cấu trúc cơ thể, khả năng lắng nghe, vấn đề tâm lý cũng như môi trường phát triển. Lúc này phụ huynh cần đưa bé đi khám để được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ 20 tháng chưa biết nói?

  • Gặp vấn đề nghe: Bởi bé không nghe tốt nên trẻ sẽ không thể bắt chước lại âm thanh hay lời nói của mọi người. Vậy nên từ khi bé vừa sinh ra, bố mẹ nên quan sát và thử khả năng nghe của bé. Bé giật mình, bé quấy khóc khi có âm thanh lớn xuất hiện, trẻ phản ứng ngay khi đùa giỡn với mẹ là các dấu hiệu tốt. Không nên chủ quan đợi khi bé chậm nói mới kiểm tra thính lực vì đây là vấn đề sức khoẻ phải được can thiệp kịp thời.
  • Gặp vấn đề ở cơ quan phát âm: Nếu con nói không rõ, nói khó nghe thì bố mẹ phải kiểm tra xem lưỡi của bé có hoạt động bình thường không. Xem xét cấu trúc khoang miệng của bé để nhanh chóng phát hiện sự bất thường.
  • Xuất phát từ thần kinh và tâm lý: Chậm nói giai đoạn 20 tháng tuổi là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị chậm phát triển nhận thức hay tự kỷ. Đặc biệt nếu bé gặp vấn đề dị tật ở não, viêm màng não, xuất huyết não thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra nếu trẻ được nuôi dưỡng ở môi trường không lành mạnh như bị bỏ bê, xảy ra nhiều tình huống làm tổn thương tâm lý thì cũng khiến bé chậm nói.

Ba mẹ phải làm gì khi trẻ chậm nói?

– Ba mẹ hãy dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa ba mẹ có thể nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ cho trẻ nghe.

– Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.

– Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong bàn ăn, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà cho trẻ nghe, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời.

Ba mẹ giao tiếp với trẻ bằng những từ đơn chỉ hành động.

Ví dụ: Khi yêu cầu bé lấy ly thì chỉ vào ly và phát âm to, rõ cho trẻ nghe và nhìn khẩu hình miệng “ly để bé ó thể ghi nhớ tên vật dụng đó và tập phát âm theo ba mẹ, khi các con đã nói được các từ đơn, ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ thêm các từ ghép, động từ, tính từ,… ví dụ: “lấy ly”, “rót nước”, “đặt xuống”

– Ngoài ra ba mẹ có thể dùng photocarrd, flashcart với nhiều chủ đề khác nhau để cung cấp thêm vốn từ vựng cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đềBé 20 tháng chưa biết nói có sao không? Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về các cột mốc phát triển kỹ năng nói của bé và biết cách quan sát để nhận ra sự khác thường ở trẻ.

5
4
7 Bình luận

trộm vía bé nhà mình cũng nhanh nói

1 tháng trước
Thích
Trả lời

hơi chậm nè, nên nch với bé nhiều hơn và khám bác sĩ xem tình trangj bé nhe mẹ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

hơi chậm đó mom ơi, mom theo dõi cách hoạt động khác của con xem sao

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Theo dõi sự phát triển của trẻ là đều cần thiết, bé 20 tháng chưa nói được cần được đi khám

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bé em 15 tháng đã nói từ đơn

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bé mình biết nói khá sớm

1 tháng trước
Thích
Trả lời

[mention+id="2357650"+name="Ngọc Trương"]

trộm vía bé giỏi quá ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!