Bé nhà em 25 tháng nói mới vài từ đơn có bị chậm nói không ạ? Các mẹ chia sẻ em các tips hay để bé nói câu dài được không ạ?
Bé sổ mũi phải làm sao?
Khi bé bị sổ mũi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,… Vậy Bé sổ mũi phải làm sao? Theo dõi bài viết để có kinh nghiệm chăm sóc bé tốt hơn.
Bé sổ mũi phải làm sao?
Ba mẹ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sổ mũi, hắt hơi,... cần điều trị dứt điểm ngay để bệnh có cơ hội tiến triển nặng hơn. Vậy cần làm gì khi bé bị sổ mũi?
Dùng nước muối sinh lý
Nếu quan sát thấy trẻ chảy nước mũi trắng nhạt, ba mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý khoảng 4 - 5 lần/ngày và mỗi bên khoảng 3 - 4 giọt. Nếu nước mũi của trẻ chuyển sang màu vàng xanh, ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như có biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ bị sổ mũi:
- Trước khi nhỏ mũi cho bé cần ngâm lọ nước muối trong nước ấm.
- Đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau cho đầu thấp hơn chân.
- Nhỏ 3 - 4 giọt nước muối sinh lý mỗi bên mũi.
- Đợi 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy trong mũi.
- Làm sạch khoang mũi: Đối với những trẻ lớn có thể xì mũi, hãy cho trẻ ngồi và xì mũi vào một chiếc khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ chưa xì mũi được, ba mẹ dùng dụng cụ hút dịch trong mũi. Ba mẹ bóp xẹp bóng hút dịch rồi đưa đầu ống hút vào mũi trẻ. Dùng tay bịt một bên mũi và nhanh chóng thả bóng ra, dịch nhầy sẽ được hút vào quả bóng.
- Vệ sinh dụng cụ hút dịch mũi: Bóp chặt ống hút để tống dịch nhầy ra ngoài. Sau khi hút sạch 2 bên mũi, xả bóng hút nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch.
- Nhỏ và hút mũi cho bé khoảng 3 - 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn cho đến khi bé không còn sổ mũi.
Chú ý: Ba mẹ không nên bịt cả hai bên mũi để cho trẻ xì mũi vì như vậy sẽ làm tăng áp lực đột ngột. Ngoài ra, giấy dùng để xì mũi cho trẻ phải mềm, sạch, dùng 1 lần rồi vứt.
Biện pháp khắc phục khác
Ngoài cách vệ sinh mũi cho bé, ba mẹ nên áp dụng thêm các biện pháp sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước như nước lọc, sữa, nước trái cây,... Ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp,... để dễ dàng lấy dịch mũi. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên hạn chế dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo.
- Có thể tắm cho trẻ bằng nước gừng nóng để làm lỏng chất nhầy trong mũi, dễ dàng tống ra ngoài hoặc ba mẹ có thể vệ sinh bằng các dụng cụ.
- Thoa dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân, lưng và ngực của trẻ và massage trong vài phút.
- Đi tất cho bé khi đi ngủ giúp giữ ấm. Kê cao đầu bé khi ngủ để ngăn dịch tiết mũi trào ngược vào mũi.
Khi nào bé bị sổ mũi cần đưa đi khám?
Hệ miễn dịch của trẻ cần thời gian dài để hoàn thiện. Nếu trẻ mắc bệnh mà không có biểu hiện nặng hơn và các triệu chứng giảm dần thì bệnh sẽ khỏi sau 10 - 14 ngày.
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể trẻ đã mắc bệnh nghiêm trọng cần đưa đến bệnh viện. Khi có những dấu hiệu sau cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
- Thay tã ít hơn bình thường.
- Thân nhiệt trên 38 độ C.
- Bé bị đau tai hoặc quấy khóc nhiều hơn bình thường.
- Mắt đỏ và tiết dịch mắt màu vàng/xanh lá cây.
- Khó thở.
- Ho kéo dài.
- Chảy nước mũi vàng xanh đặc trong nhiều ngày.
Đặc biệt, khi có những biểu hiện sau, ba mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:
- Trẻ không chịu ăn hoặc bú sữa.
- Ho quá nhiều gây nôn mửa, da tím tái.
- Ho có đờm.
- Trẻ khó thở, tím tái môi và các đầu ngón tay.
Bé sổ mũi có tự khỏi được không phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh. Đối với trẻ lớn nếu sổ mũi do dị ứng thì khi tránh xa các tác nhân dị ứng cơn hắt hơi, sổ mũi cũng giảm dần. Với bất kỳ trẻ nào bị sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm thì nên đưa trẻ đi khám. Sổ mũi ở trẻ em là tình trạng phổ biến mà ba mẹ cần phải theo dõi và chăm sóc con một cách tốt nhất để tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng nên đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây bố mẹ sẽ biết bé sổ mũi phải làm sao.
Có nên cho bé nằm gối cao lên để dễ thở ko bác
kinh nghiệm cho bé bị sổ mũi
Nếu không có cơ địa dị ứng: tức sổ mũi do virus: thì cứ vệ sinh rửa nếu con lớn/hoặc xịt ưu trương nếu dịch mũi đặc, chờ 1 phút hút nhẹ. Sau 2-3 phút mũi khô thì xịt Ovix va. xịt nhớ chếch sang cánh mũi. Ngày xịt 5-6 lần. Kết hợp xử lý các triệu chứng khác kèm theo của bệnh virus: sốt, ho đờm,..
-----------------------------------
- Nếu sổ mũi do viêm mũi dị ứng:
+ xem dị ứng gì thì phòng tác nhân dị ứng ( google mà đọc để giữ tránh xa những cái dị ứng đó).
+ Duy trì vệ sinh mũi như trên.
+ "Trị dị ứng" = thuốc chống di ứng, có thể kết hợp thêm
Những cách khắc phục dễ làm quá
Mùa này các bé hay bị sổ mũi lắm, các mẹ chú ý nha
Rất hay, cảm ơn mom chia sẻ
Cảm ơn bạn đã chia sẻ cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé
Nhà mình nước muối sinh lý ngâm ấm lên mới nhỏ cho con rồi hút mũi
Mùa này trời lạnh trẻ rất dễ sổ mũi luôn