🔥 Bài đăng hot nhất

[Cộng đồng hỏi - Bác sĩ trả lời] Cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 2

Bạn đọc hỏi:


Nhóc nhà mình dạo gần đây bắt đầu có dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2. Con cứ đánh nglớn bất cứ lúc nào, khi lên xe đi chơi thì rất vui nhưng khi đến nơi thì bắt đầu khóc và ko chịu xuống xe, nếu cố bế xuống xe thì con nằm dài ra đất ăn vạ còn không con sẽ cào va phản ứng mạnh. Ko còn cách nào mình phải đưa con về. Rồi con ra hay leo lên đầu và mặt nglớn ngồi bế xuống lại gào lên. Đêm cũg như ngày mình thực sự rất lo lắng liệu con có như vậy khi lớn hơn ko ạ?


Bác sĩ trả lời:


Chào bạn, trước hết tất cả các thành viên trong gia đình phải có sự thống nhất về quan điểm giáo dục. Ngoài ra, cần chú ý một vài điểm sau:

Tạo cho trẻ cơ hội để trẻ chia sẻ, đưa ra ý kiến của mình và lắng nghe những ý kiến ngây ngô hay phi lý của trẻ. Cha mẹ không nên chế giễu, gạt bỏ và phủ định ngay lập tức sẽ dẫn đến việc con bị tổn thương và e ngại vì làm sai. Khi trẻ đưa ra ý kiến, đầu tiên hãy chấp nhận những ý kiến đó. Với giới hạn kiến thức hạn hẹp và nhận thức của tuổi lên ba thì mọi tiêu chuẩn của người lớn về sự hợp lý vẫn chưa có ý nghĩa. Do đó việc cha mẹ không chấp nhận có thể mang đến cảm giác tủi thân vì không ai hiểu mình, mình kém cỏi…Tiếp đến cha mẹ hãy giải thích cho con thế nào là đúng sai, từ đó giúp bé chủ động đưa ra những quyết định đúng đắn. Nhấn mạnh những việc nên làm và không nên làm, thay vì “cấm”.Giúp trẻ gọi tên cảm xúc: Khi trẻ được 2-3 tuổi sẽ bắt đầu có biểu hiện bướng bỉnh, ghen tức hoặc chống đối vì khả năng kiểm soát cảm xúc không cao. Kết hợp với mong muốn được độc lập, thể hiện mình, thoát khỏi vòng tay cha mẹ có thể khiến trẻ có những biểu hiện khủng hoảng. Lúc này cha mẹ cần lắng nghe con một cách bình tĩnh và hướng dẫn bé diễn đạt những mong muốn một cách rõ ràng hơn. Ví dụ: 'Con giận khi bố không giữ lời hứa đúng không?'Thiết lập các nguyên tắc kỷ luật và giới hạn cho các hành vi của trẻ, không dùng đòn roi, la mắng… Nếu trẻ có những đòi hỏi chưa đúng, người lớn cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng, đồng thời giải thích cho con hiểu lý do vì sao không chấp nhận ý muốn của trẻ. Ví dụ: Khi trời lạnh, con không muốn mặc áo khoác để ra ngoài trời, bạn nên tôn trọng cảm xúc của con và thể hiện sự thấu hiểu của bạn qua những câu hỏi nhẹ nhàng “Con cảm thấy khó chịu khi mặc áo khoác?”. Sau đó, hãy cùng con thống nhất nguyên tắc “Nếu con không mặc áo khoác thì mẹ không biết rằng con có đủ sức khỏe để ra ngoài chơi giữa trời lạnh hay không?”. Khi trẻ bắt đầu hiểu thông điệp của bạn, hãy đưa ra các sự lựa chọn và chỉ dẫn cho trẻ như “Con muốn tự mặc áo và đi ra ngoài cùng mẹ hay mình sẽ không mặc áo và ở trong nhà?”Trẻ thường ăn vạ để thu hút sự chú ý của người lớn, đòi hỏi được đáp ứng yêu cầu hay muốn làm việc mình thích mà không được phép. Thay vì đánh lạc hướng sự chú ý hay dỗ dành trẻ, cha mẹ hãy “phớt lờ” tiếng khóc đó. Hãy để trẻ khóc, hạn chế động chạm vào người. Sau khi trẻ bình tĩnh, cha mẹ nói chuyện với trẻ để giải quyết vấn đề.

Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.


[Cộng đồng hỏi - Bác sĩ trả lời] Cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 2
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
86
3
3

Bác sĩ chia sẻ hay quá ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Đặt câu hỏi ngay TẠI ĐÂY

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!