🔥 Bài đăng hot nhất

dạ các mom và bác sĩ cho mình hỏi là

dạ các mom và bác sĩ cho mình hỏi là bé nhà mình năm nay được gần 3, bé chậm nói nên 18 tháng mình có cho bé đi nhà trẻ, thì hiện tại bé đã hoạt bát và nói từ đôi từ đơn có khi nói đc 4 chữ 1 câu. Tuy nhiên gần đây bé đi học hay ngồi nói chuyện linh tinh, ko rõ nói gì, cứ i a, hả, hử... các thứ. Tối trước khi ngủ cũng hay nằm nói 1 mình kiểu như vây.

không biết bé có sao không ạ? mấy nay mình cũng lo quá không biết bé có bị tăng động hay không nữa.

trước đó bé cũng thường xem tv ipad nên chậm nói, mình cắt 1 thời gian và đi học bé đã hoạt bát nói chuyện nhiều hơn, giờ tự nhiên lại nói linh tinh, mất tập trung. Lo quá ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
3
6

em nghĩ gia đình nên cho con đi khám chuyên khoa, lên nhi khám đi b

2 tuần trước
Thích
Trả lời

bạn nên cho bé đi khám để có phương án thích hợp

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Nên cho bé đi khám nha, đừng đoán mò, cái chúng ta nghĩ bình thường thì nó nghiêm trọng, cái chúng ta cho nghiêm trọng thì nó thật ra là bình thường

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Có lẽ mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ chuyên gia, để người có chuyên môn quan sát đánh giá mới chính xác được

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào bạn! Với những thông tin bạn cung cấp có thể nhận định bé mình khả năng cao là chậm nói đơn thuần, vì bé có thể hoà nhập với bạn và đã phát triển kỹ năng giao tiếp - tương tác so với trước đây, cải thiện được vốn từ khá nhiều. Hành vi nói những từ ngữ vô nghĩa của bé trong giai đoạn này, vẫn có thể là bình thường, vì bé đang trong giai đoạn học tập cách phát âm và ghi nhớ từ ngữ, nên có thể bé chưa hoàn thiện về mặt ngôn ngữ và có những phát âm chưa rõ dùng từ chưa thích hợp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bé bị tăng động như mẹ lo lắng, có thể thấy tần suất lặp lại từ vô nghĩa nhiều, ở các bé này thường kèm theo rối loạn giấc ngủ hoặc các rối loạn hành vi - cảm xúc. Vì vậy lời khuyên dành cho mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa âm ngữ trị liệu để xác định đúng nguyên nhân tình trạng của con, từ đó có hướng can thiệp sớm. Ngoài ra, để cải thiện tốt hơn mẹ cần hạn chế cho con tiếp xúc các thiết bị điện từ như ipad tivi, tăng thời gian tương tác với con, chú ý nói chậm rãi sử dụng câu từ đơn giản để dạy bé, mẹ cũng có thể bổ sung DHA và vitamin các nhóm để phần nào hỗ trợ não bộ con hoạt động tốt, cùng con chơi các trò chơi giúp bé tăng khả năng tập trung chú ý nhé. Thân chào

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,


Việc bạn lo lắng về tình trạng của bé là hoàn toàn hiểu được, nhất là khi bé đã có thời gian chậm nói và gần đây lại xuất hiện những biểu hiện mới. Tuy nhiên, trước khi kết luận bé có vấn đề như tăng động hay không, chúng ta cần phân tích kỹ hơn các dấu hiệu hiện tại của bé.

Về việc bé nói chuyện linh tinh, không rõ ràng:

  • Đây có thể là một giai đoạn phát triển bình thường: Ở độ tuổi gần 3, trẻ thường bắt đầu nói nhiều hơn và có xu hướng bắt chước âm thanh, từ ngữ, hoặc các câu nói mà bé đã nghe từ môi trường xung quanh. Việc nói linh tinh, "i a", "hả", "hử" có thể là một phần của quá trình học nói và bé đang khám phá ngôn ngữ. Bé cũng có thể đang tự tạo ra những cuộc hội thoại tưởng tượng trong lúc chơi, điều này là hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ tự nói trước khi ngủ: Đây cũng là một hành vi thường thấy ở nhiều trẻ, khi chúng tự tổng kết lại những gì đã trải qua trong ngày hoặc dùng ngôn ngữ để an ủi bản thân trước khi ngủ.

Lời khuyên cho bạn:

  1. Giảm thời gian tiếp xúc với TV và iPad: Như bạn đã thực hiện trước đó, việc giảm thiểu hoặc kiểm soát thời gian trẻ xem TV và iPad sẽ giúp bé tập trung vào tương tác thực tế hơn và cải thiện khả năng ngôn ngữ. Việc cho bé chơi những trò chơi tương tác, giao tiếp nhiều với người lớn và bạn bè sẽ giúp ngôn ngữ phát triển tốt hơn.
  2. Khuyến khích tương tác trực tiếp: Đọc sách cùng bé, kể chuyện, và tham gia các trò chơi tương tác sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ đúng cách. Hãy khuyến khích bé sử dụng ngôn ngữ rõ ràng hơn khi trò chuyện.
  3. Quan sát và ghi chép: Tiếp tục quan sát các hành vi của bé. Nếu bạn thấy bé có các dấu hiệu khác của ADHD như khó tập trung, không kiểm soát được hành vi, mất kiên nhẫn hoặc tăng động quá mức, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để đánh giá kỹ hơn.
  4. Đi khám chuyên gia: Nếu bạn vẫn lo lắng và tình trạng này không cải thiện, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi hoặc chuyên gia về phát triển ngôn ngữ và hành vi để được kiểm tra cụ thể hơn.

Mỗi trẻ đều phát triển theo tốc độ riêng, và hiện tại những dấu hiệu của bé có thể là một phần của quá trình học nói bình thường. Nhưng nếu tình trạng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất cần thiết để có hướng can thiệp sớm nếu cần.

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!