🔥 Bài đăng hot nhất

Dấu hiệu nhận biết có giun trong bụng? Đau bụng giun khác gì đau bụng thông thường?

Nhiễm giun là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, nó có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, đau bụng giun chỉ là một trong những biểu hiện khi bị nhiễm giun. Cơn đau có thể là đau quặn bụng từng cơn quanh rốn, đau khi đói ở cả vùng thượng vị và bụng dưới kèm theo các biểu hiện kèm như: đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy,...

Khi trẻ bi nhiễm giun sẽ có những biểu hiện như tắc ruột, bụng to, đầu to, ngứa hậu môn, khi xét nghiệm phân sẽ thấy có nhiều trứng giun... Ngoài ra, ở người lớn có thể kèm theo các biểu hiện kém tập trung, da xanh xao, người mệt mỏi do thiếu máu, bứt rứt, lo âu, trí nhớ kém, đau bụng âm ỉ quanh rốn...

Nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh bị nhiễm giun và đau bụng giun chính là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, ăn sống, uống nước lã... khiến cho giun sán dễ dàng xâm nhập và ký sinh trong cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm các loại giun sán nguy hiểm còn tùy thuộc vào vùng miền, những người sống ở khu vực nông thôn thường có nguy cơ nhiễm giun sán cao hơn bởi thường xuyên tiếp xúc với đất ẩm, ăn rau sống, tắm nước sông...


Ở trẻ em, nguyên nhân gây ra đau bụng giun là do ăn phải thức ăn không được chế biến sạch sẽ hoặc nấu chưa chín, trẻ không được uống nước đun sôi và không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

Việc phòng ngừa nhiễm giun là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm:

  • Đối với cả trẻ em và người lớn đều cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và sử dụng thuốc tẩy giun theo đúng theo chỉ định của bác sĩ;
  • Hãy rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, sau khi chơi đồ chơi đối với trẻ em;
  • Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên cắt móng tay, móng chân gọn gàng;
  • Xây dựng thói quen ăn chín, uống sôi, nếu muốn ăn rau sống thì cần phải rửa thật sạch, ngâm nước muối trước khi ăn;
  • Tuyệt đối không được ăn các thực phẩm tái sống, thực phẩm chưa được nấu chín, tiết canh, hạn chế ăn gỏi cá các loại...;
  • Khi có việc tiếp xúc với đất ẩm thì cần phải đi giày hoặc dép, đeo găng tay;
  • Cần phải vệ sinh môi trường sống xung quanh thật sạch sẽ, không được phóng uế bừa bãi ra môi trường, thu gom và đổ rác đúng nơi quy định;
  • Khi nghi ngờ có những biểu hiện nhiễm giun sán thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay;

Bụng là khu vực chứa nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể người như ruột non, dạ dày, đại tràng, bàng quang, gan và tụy. Thực tế, đau bụng không gây nguy hiểm đến tính mạng mà nó là biểu hiện ám chỉ sức khỏe đang gặp phải vấn đề. Tuy nhiên, nếu cơn đau xảy ra trong thời gian dài và tăng dần về mức độ thì người bệnh cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay.

Dấu hiệu nhận biết có giun trong bụng? Đau bụng giun khác gì đau bụng thông thường?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
4
7

cứ định kỳ tẩy giun sẽ đỡ lo có giun nè

3 tuần trước
Thích
Trả lời

đau bụng quanh rốn là bị bụng giun luôn hả

1 tháng trước
Thích
Trả lời

đau bụng còn bị nhột hậu môn nữa thì khả năng bị giun

1 tháng trước
Thích
Trả lời
@Thư Thư

khả năng cao luôn ấy chứ b, nó ngoáy cho ngứa nhột lắm

1 tháng trước
Thích
Trả lời

thường sẽ sổ giun bnhiu lâu 1 lần ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời
@Anh Lê

định kì 6 tháng 1 lần bạn

1 tháng trước
Thích
Trả lời
@Anh Lê

6 tháng một lần bạn nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!