Bé nhà em 25 tháng nói mới vài từ đơn có bị chậm nói không ạ? Các mẹ chia sẻ em các tips hay để bé nói câu dài được không ạ?
Đừng đặt cảm xúc của con xuống dưới người lớn
Thường thì người lớn chỉ tập trung vào niềm vui cá nhân của mình, bỏ qua những cảm xúc và nhu cầu của trẻ vì họ cho rằng "trẻ con mà, không hiểu gì" hoặc "trẻ con không biết buồn".
Một người lớn đang giơ tay ra đòi bế bé, mặc dù bé khóc lóc không muốn nhưng bố mẹ vẫn để cho người lớn bế bé…
Một người hàng xóm trêu bé là “sắp ra rìa rồi”, lấy đồ của bé rồi tr.êu ch.ọc bé khiến bé cực kì khó chịu và t.ức gi.ận nên bố mẹ vì ngại nên không nói gì….
Thấy bé bụ bẫm, xinh xắn quá đè ra thơm chi chít mà không để ý đến bàn tay bé xíu đang cố đẩy ra.
"Xin lỗi ngay lập tức!" mà không cần biết lý do vì ngại với bà mẹ kia đang nhìn con xót xa.
Thậm chí có những người không biết nói chuyện với bé, thu hút bé như thế nào nên cố tình tr.êu ch.ọc, giấu đồ , th.ách th.ức, cố nói để cho bé t.ức gi.ận...và lấy đó làm vui.
Dường như nhiều người xem việc tr.êu ch.ọc để trẻ phải bực mình, phải lên tiếng là cách duy nhất để giao tiếp với trẻ. Họ muốn giao tiếp với trẻ nhưng lại không quan tâm việc giao tiếp đó có khiến trẻ vui hay không, họ chỉ thỏa mãn nhu cầu của riêng mình. Một số người khác thì chỉ đơn thuần muốn chứng tỏ là mình yêu trẻ con, có việc để làm với trẻ thay vì ngồi không.
Chúng ta cứ hồn nhiên như thế mà không mảy may nghĩ rằng trẻ con cũng là con người, cũng biết suy nghĩ, cũng có cảm xúc yêu ghét rõ ràng. Chỉ là vì trẻ còn bé, còn phụ thuộc vào người lớn nên đôi khi người lớn tự cho mình quyền được tr.êu ch.ọc, é.p b.uộc trẻ
Mỗi lần chứng kiến những em bé "khổ sở" khi nhu cầu và cảm xúc của bé bị coi nhẹ như vậy mình thật sự chỉ muốn nói một câu là: “Nếu không biết phải nói gì thì hãy im lặng bên cạnh trẻ mà thôi”.
CHA MẸ NÊN HÀNH XỬ THẾ NÀO ?
Đừng xuề xòa cho qua nhưng hành động vô ý của người lớn, é.p con phải làm theo mà không nghĩ đến cảm nhận của con. Đó là lí do vì sao có những đứa trẻ lúc đầu thì rất vui vẻ, tự tin dần dần trở nên nhút nhát, sợ sệt. Bạn có muốn con mình như vậy ?
Hãy nói chuyện rõ ràng với con, giải thích vì sao người lớn đó lại làm như thế và việc làm của họ là ĐÚNG hay SAI.
Ví dụ, nếu ai đó (nhất là họ hàng, người thân, bạn bè) thấy bé có hành vi nào đó sai và dạy dỗ bé thay bạn bằng cách qu.át m.ắng, d.ọa d.ẫm hay thậm chí là đ.ánh bé, hãy vỗ về bé và giải thích rõ ràng hành vi của người lớn đó là SAI.
Tuy nhiên, hãy nói rõ rằng họ làm thế không phải vì họ gh.ét bé mà vì họ yêu bé, lo lắng cho bé nhưng họ không biết tìm cách nào khiến bé dễ chấp nhận hơn và thuyết phục bé thông cảm cho họ.
Bên cạnh đó, hãy nói rõ ràng với người đó vì sao bé lại phản ứng lại với cách hành xử của người đó (vì ở nhà bố mẹ không xử lí như thế, vì bé nhạy cảm với việc đó…) và đề nghị họ xin lỗi bé.
Người lớn thường thấy mình luôn đúng, không sai và không chịu xin lỗi trẻ con, cảm thấy VIỆC XIN LỖI MỘT ĐỨA TRẺ VÀ NHẬN MÌNH SAI LÀ RẤT MẤT MẶT nên ít ai chịu làm.
Nếu họ chân thành thấy họ sai và xin lỗi thì có thể hóa giải hiểu lầm, bé cũng sẽ vui vẻ chấp nhận chơi/ nói chuyện với người đó sau này, không còn sợ sệt, né tránh nữa.
Còn nếu không thì bố mẹ cũng nên cân nhắc hạn chế để bé tiếp xúc với những người đó hoặc luôn có mặt để can thiệp, xử lí kịp thời khi bé tiếp xúc với những người đó. Suy cho cùng thì sự phát triển và sức khỏe tinh thần của con quan trọng hơn những mối quan hệ không tôn trọng lẫn nhau, thà đ.ắc t.ội với họ còn hơn đ.ắc t.ội với con.
Nếu một người nào đó đòi bế bé mà bé không thích, hãy khuyến khích bé nói rõ ràng: “Cháu không muốn được ôm”. Lời nói rõ ràng của bé có thể sẽ khiến người lớn đó ngạc nhiên vì trẻ lại nói rành mạch được như thế và cũng chịu thôi.
Bạn cũng có thể đưa ra cho bé những phương án thay thế như đập tay, bắt tay… Việc hướng dẫn bé cách xử trí trong những trường hợp như vậy sẽ giúp bé chủ động hơn. Nhưng quan trọng bố mẹ phải cho bé hiểu những giới hạn của những hành vi phản ứng phù hợp và chấp nhận những hành vi phản ứng phù hợp của con trẻ, nhìn nhận Ở CẢ GÓC ĐỘ CẢM XÚC CỦA TRẺ chứ không chỉ là nhu cầu của người lớn.
Việc này sẽ giúp bé tự tin, không chống đối một cách tiêu cực và cũng giúp bố mẹ tránh được những tình huống khó xử
Nếu như một ai đó luôn tr.êu ch.ọc bé, khiến bé kh.ó ch.ịu và t.ức gi.ận, hãy LẬP TỨC GI.ẢI TH.OÁT CHO BÉ bằng cách không để người đó có cơ hội tr.êu bé nữa.
Hãy nói rõ ràng cho bé hiểu có những người không biết giao tiếp với con trẻ như thế nào nên cố bắt chuyện với trẻ con bằng cách tr.êu ch.ọc, con có thể không cần để ý đến họ.
Sau đó, hãy giải thích cho những người đó vì sao họ không nên làm thế, vì sao nên tôn trọng trẻ và cảm xúc của trẻ. Đó là bài học miễn phí vô giá cho họ, nếu họ không nhận thì cũng nên cân nhắc việc giao du với họ hay hạn chế cơ hội để họ tiếp xúc với con bạn.
Đừng đặt con xuống dưới người khác nếu thứ bạn mong muốn hơn những mối quan hệ đó là con bạn có thể lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và tự tin.
Và cuối cùng, bố mẹ hãy chú ý một chút đến những buổi tụ tập, liên hoan của mình khi mà các ông bố bà mẹ túm lại ăn uống, chuyện trò còn để mặc lũ trẻ chơi điện tử, xem ti vi hay không có hoạt động gì.
Đơn giản nhất là hãy tụ tập ở một không gian ngoài trời, có khu chơi cho trẻ để trẻ có thể vui vẻ chơi trong lúc bố mẹ trò chuyện. Hoặc nếu tụ tập ở nhà hãy dành ra một phòng để trẻ chơi với nhau và có người lớn luôn để mắt/ hướng dẫn nhé!
Tương tự những chuyến đi thăm hỏi, đám cưới.... hãy luôn tìm ra không gian và hoạt động cho trẻ thay vì bắt trẻ đi theo và chờ đợi, ngoan ngoãn trong lúc người lớn trò chuyện. Hãy luôn để ý đến nhu cầu và cảm xúc của trẻ nhé
Nguồn: Mầm nhỏ
------------------------
Con bạn hay cáu giận, quăng đồ, khóc nhiều, bạn không biết làm sao uốn nắn con? => hỏi bác sĩ ngay
Làm cha mẹ phải luôn học hỏi nhiều thứ để làm tốt hơn và tốt hơn nữa
Cảm ơn bạn chia sẻ
Đừng đặt cảm xúc của con xuống dưới người lớn, lời nhắc nhở đến các bậc cha mẹ
Những chia sẻ rất hay