🔥 Bài đăng hot nhất

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không?

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn khi thấy con không chịu giao tiếp cho dù con có thể hiểu và thực hiện những điều cha mẹ yêu cầu. Theo tiến trình phát triển bình thường thì trẻ lên 2 đã có thể bi bô nói chuyện, bắt đầu hỏi cha mẹ rất nhiều về thế giới xung quanh. Vì thế nếu thấy con ở giai đoạn này con vẫn chưa biết nói, gia đình cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt.

Em bé 2 tuổi chưa biết nói - Nguyên nhân vì sao?

Dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ chung của trẻ nhỏ thì những trẻ được khoảng 2 tuổi đã có thể nói được những từ đơn giản. Lúc này vốn từ của trẻ dần phát triển và đạt khoảng từ 50 đến 70 từ quen thuộc để trẻ có thể tương tác, giao tiếp hàng ngày.

Tuy nhiên, hiện nay có không ít các trường hợp trẻ chậm nói, trẻ tuy đã 2 tuổi nhưng hầu như không nói, không phát ra âm thanh hoặc khả năng sử dụng vốn từ gặp nhiều hạn chế hơn so với lứa tuổi. Dựa theo nghiên cứu thì tình trạng này có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Do các vấn đề về thực thể: Cụ thể như tình trạng trẻ bị khiếm thính, hở hàm ếch, dính thắng lưỡi cũng gây nên nhiều khó khăn trong quá trình phát âm, sử dụng lời nói để giao tiếp.
  • Do thiếu sự quan tâm: Những trẻ nhỏ thiếu sự yêu thương, chăm sóc của gia đình, bị bỏ rơi, hành hạ về thể chất và tinh thần cũng dần bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ, chậm nói.
  • Do thói quen sinh hoạt: Lạm dụng các thiết bị điện tử quá mức, sự bao bọc, nuông chiều của ba mẹ cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ 2 tuổi.
  • Vấn đề về não bộ: Nếu các vùng não đảm bảo chức năng ngôn ngữ bị tổn thương, tác động nghiêm trọng thì trẻ cũng sẽ gặp phải nhiều cản trở trong quá trình hình thành ngôn ngữ.
  • Trẻ chậm nói do tự kỷ: Tự kỷ hiện cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng trẻ chậm nói, chậm ngôn ngữ. Ngoài ra, các vấn đề rối loạn như trẻ tăng động, giảm chú ý, chậm nói, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não, trầm cảm,..cũng có thể là lý do làm khởi phát tình trạng này ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện của trẻ 2 tuổi chậm nói

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói chắc hẳn là vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, băn khoăn. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau và ở mỗi thời điểm, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện chậm nói riêng biệt mà các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ.

Cụ thể, một số biểu hiện giúp ba mẹ nhận biết trẻ 2 tuổi chậm nói như:

  • Vốn từ hạn hẹp, trẻ chưa thể nói được tối thiểu 15 từ đơn.
  • Trẻ chỉ có xu hướng lặp lại lời nói của người khác, không chủ động tạo ra ngôn ngữ.
  • Chưa biết cách ghép các từ đơn thành cụm từ đơn giản.
  • Trẻ không có nhiều hứng thú trong việc giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh.
  • Một số trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu lời người khác nói, đặc biệt là những câu nói quá dài, quá phức tạp.
  • Trẻ không biết cách làm theo hướng dẫn đơn giản của người khác.
  • Giọng nói của trẻ có phần bất thường, trẻ nói ngọng, nói lắp, nói lơ lớ, nói không rõ nghĩa,....
  • Khả năng ghi nhớ từ vựng của trẻ kém, trẻ không biết cách gọi tên các bộ phận cơ thể.

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không?

Sai lầm của nhiều bậc cha mẹ là khi thấy con 2 tuổi chưa biết nói vẫn chủ quan. Thực tế, chậm phát triển ngôn ngữ là một căn bệnh nguy hiểm, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này.

Không phải trẻ chậm nói nào cũng có những nguyên nhân và dấu hiệu giống nhau. Mặc dù chưa có công bố chính thức về nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ nhưng theo nghiên cứu, phần lớn trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do bệnh lý và những tác động xung quanh. Có thể trẻ mắc bệnh về tai mũi họng mà ba mẹ không biết.

Nhiều gia đình có con chậm nói, sau một thời gian đưa con đi khám mới biết trẻ có bệnh, từ đó tìm mọi cách điều trị nhưng tình trạng nghiêm trọng hơn, khó cải thiện.

Ngoài ra, trong chậm nói còn có dạng chậm nói tự kỷ, trẻ không chỉ kém khả năng ngôn ngữ mà còn có khả năng nhận thức chậm hơn so với lứa tuổi. Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm, càng đề lâu về điều trị sẽ khó khăn và ít hiệu quả.

Trẻ 2 tuổi nếu không được điều trị chậm nói sẽ lớn lên với các vấn đề như nói ngọng, nói lắp,... Vì vậy, trẻ 2 tuổi chậm nói rất nguy hiểm, ba mẹ nên can thiệp sớm để cải thiện cho con.

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường sau, có thể trẻ đã mắc chứng tự kỷ, chậm nói, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:

  • Trẻ không thể nói với ba mẹ khi muốn một cái gì đó.
  • Trẻ không muốn giao tiếp với những người xung quanh.
  • Trẻ có những hành vi kỳ lạ tự hại bản thân như đập đầu vào tường, cắn tay chân, cào vào mặt,...
  • Khả năng tập trung của trẻ kém.
  • Trẻ không nghe lời, bướng bỉnh, hay la hét.

Ba mẹ cần làm gì để trẻ 2 tuổi chậm nói tiến bộ?

Sự đồng hành của ba mẹ lúc này chính là động lực lớn nhất để trẻ 2 tuổi chậm nói cải thiện tốt nhất. Ngoài việc cho trẻ tập luyện ở các trung tâm phục hồi chức năng, ba mẹ có thể cải thiện cho trẻ tại nhà theo những cách sau. Nếu chưa hiểu rõ ba mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn rõ ràng.

  • Ba mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện với con hơn: Đây là một trong những cách nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Trò chuyện hàng ngày sẽ giúp trẻ tiếp thu vốn từ vựng mới và tăng cường kỹ năng giao tiếp. Khi trò chuyện, ba mẹ nên nói những từ đơn giản, nói chậm để trẻ dễ nghe và hiểu.
  • Đọc sách cho con: Dù mới 2 tuổi, ba mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe để trẻ dần quen với với nhiều từ mới hơn. Đọc sách cũng giúp trẻ cảm thấy hứng thú với ngôn ngữ.
  • Cho trẻ tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi: Trẻ chậm nói thường có biểu hiện thích chơi một mình, không có nhu cầu giao tiếp với nhiều người. Ba mẹ nên cho con giao tiếp với nhiều bạn cùng tuổi để kích thích khả năng giao tiếp của trẻ.
  • Hát cho trẻ nghe: Tương tự như phương pháp đọc sách, hát cho trẻ nghe cũng là một cách thúc đẩy khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Giai điệu âm nhạc có thể kích thích trí não khiến trẻ hứng thú hơn với ngôn ngữ.
  • Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại, máy tính nhiều: Đây là cách mà nhiều bậc cha mẹ làm khi chăm sóc con cái. Trên thực tế, chính những việc này ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi.
  • Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề: Ba mẹ nên đưa ra những yêu cầu nhỏ với con và gợi ý để trẻ tự giải quyết. Điều này sẽ kích thích trí não và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Sử dụng hình ảnh, đồ vật khi trò chuyện: Khi giao tiếp với con, ba mẹ có thể sử dụng tranh ảnh, đồ vật mà con thích để con hứng thú hơn trong giao tiếp.

Bài viết trên đã giải thích em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không . Trẻ khi được 2 tuổi nhưng vẫn chưa nói được những từ đơn giản như ba, mẹ hoặc không thích giao tiếp thì các bậc phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
9
2
2

Bé chậm nói là cần phải đi khám với bs và chuyên gia luôn ấy b

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Giờ nhiều bé chậm nói hoặc có thể là bị tự kỉ nên các mẹ chú ý

10 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!