Bé nhà em 25 tháng nói mới vài từ đơn có bị chậm nói không ạ? Các mẹ chia sẻ em các tips hay để bé nói câu dài được không ạ?
Hãy nuôi dạy những em bé hạnh phúc…
Hãy nuôi dạy những em bé hạnh phúc…
bằng cách áp dụng 5 thói quen thường có của một gia đình hạnh phúc.
Khi được hỏi về điều gì mà cha mẹ mong muốn nhất ở những đứa trẻ thì hầu hết các bậc cha mẹ trả lời rằng họ chỉ muốn con được hạnh phúc. Có vẻ như đây là một ước muốn đủ khiêm tốn. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng, đối với một số người, hạnh phúc là thứ khó tìm.
Nhưng có một cách để biến ước muốn này thành sự thật là xây dựng cho con những thói quen hạnh phúc ngay từ đầu. Những đứa trẻ học cách có được hạnh phúc khi còn nhỏ sẽ biết cách áp dụng những bài học này vào cuộc sống của mình.
Theo một số nghiên cứu, các gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc có một số đặc điểm chung. Nếu bạn muốn con hạnh phúc và trở thành những người lớn hạnh phúc, hãy cố gắng tích hợp năm thói quen này vào cuộc sống hàng ngày của gia đình mình:
1. Cam kết:
Alfred Adler, một trong những người sáng lập của lĩnh vực tâm lý học vào đầu những năm 1900, khẳng định rằng nhu cầu cốt lõi của con người là cảm thấy được yêu thương, được thuộc về nơi nào đó. Nhu cầu này trước tiên được lấp đầy bởi cảm nhận mạnh mẽ về sự gắn kết trong gia đình. Khi một cặp vợ chồng thực sự cam kết ở bên nhau, trải qua những thời điểm tốt hay xấu, giàu hay nghèo, bệnh tật hay khoẻ mạnh, nó sẽ tạo ra cảm giác an toàn và bình yên cho mọi người trong gia đình. Khi niềm tin được trao đi, các thành viên có thể ít lo lắng hơn vì họ biết rằng dù vấn đề gì xảy ra thì họ vẫn ở bên nhau. Khi một đứa trẻ biết rằng sự có mặt của mình là mong đợi của bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy an toàn và phát triển tốt hơn. Một gia đình gắn kết là nơi mọi thành viên đều biết rằng mình được yêu thương và đặc biệt quan trọng với người khác.
2. Khen ngợi:
Những gia đình hạnh phúc sẽ khen ngợi lẫn nhau. Họ sẽ không cần phải chờ đến một dịp nào đó để làm việc này. Họ chú ý đến từng những thành công, chiến thắng nhỏ trong cuộc sống và khích lệ nhau cùng cố gắng. Nếu một thành viên trong gia đình tham gia một hoạt động nào đó thì các thành viên khác sẽ ở đó để cổ vũ họ. Ngay cả những người thân, họ hàng sống xa nhau cũng sẽ có mặt thường xuyên.
3. Giao tiếp:
Một gia đình hạnh phúc sẽ dành cho nhau sự quan tâm, chú ý. Họ sẽ bỏ điện thoại, laptop hay bất kỳ các thiết bị công nghệ nào xuống, gạt sang một bên các công việc, dự án để hoàn toàn lắng nghe nhau khi một thành viên trong gia đình muốn được chia sẻ. Họ hỏi nhau về những gì đã diễn ra trong ngày và thực sự chú tâm vào câu trả lời. Họ chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc; tôn trọng một cách sâu sắc và nhạy cảm với suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Thậm chí, những thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình cũng sẽ tham gia vào những cuộc đối thoại, trò chuyện này. Mọi thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị và được tôn trọng bởi quan điểm, ý kiến của chính mình. Khi ấy, những đứa trẻ được lớn lên trong những gia đình như vậy sẽ trở thành những người lớn thấu hiểu và cởi mở.
4. Quan tâm:
Mọi thành viên trong gia đình hạnh phúc thực sự quan tâm đến nhau và thể hiện điều đó ra. Những tương tác của họ thường chứa đựng nhiều sự tích cực thay vì tiêu cực hay chỉ trích. Barbara Fredrickson, một trong những nhà nghiên cứu chính về Tâm lý học tích cực nhận thấy rằng những nhận xét tích cực nhiều hơn những nhận xét tiêu cực theo tỷ lệ 3 (hoặc hơn):1 thì con người sẽ có xu hướng thành công và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Những thành viên của gia đình hạnh phúc sẽ giúp người còn lại cảm thấy được yên tâm, thoải mái bằng chính ngôn từ và hành động tích cực này. Những biểu hiện nhỏ của sự chu đáo chỉ là một phần của thói quen gia đình. Ngay cả những lời nói như: cảm ơn, xin lỗi tường chừng lịch sự nhưng đó chính là cách mọi người thể hiện sự tôn trọng, quan tâm lẫn nhau. Họ dành thời gian cho nhau không phải là bởi đó là việc phải làm mà bản thân họ muốn như vậy.
5. Âu yếm:
Đây là một hành động không phải dễ nói ra nếu như không có đủ sự thân thiết, mặc dù mọi người đều cần được vuốt ve, ôm ấp và âu yếm. Những cái ôm thật chặt và những cái vuốt ve là một phần không thể thiếu trong giao tiếp phi ngôn ngữ của những gia đình hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình thường thoải mái trao và nhận sự ấm áp đến từ việc tiếp xúc cơ thể đầy trìu mến.
Bạn biết đó, hạnh phúc không phải là một sự “thêm thắt” trong cuộc sống. Nó là một phần của cuộc sống. Theo Sonja Lyubomirsky và nhóm nghiên cứu của cô tại Đại học California chỉ ra rằng: Hạnh phúc không đến từ thành công mà nó hoạt động theo một cách khác là: Thành công đến từ hạnh phúc. Bởi những đứa trẻ đến từ một gia đình hạnh phúc sẽ có khả năng đương đầu và thích ứng với hoàn cảnh tốt hơn. Do vậy, chúng ta hãy tập cách sống vui vẻ cùng nhau nhé!
Mầm nhỏ
Cảm ơn mom nhé
Chia sẻ hay và thú vị ạ
Cảm ơn bạn nha, điều bạn chia sẻ rất hay
Hay quá ạ