🔥 Bài đăng hot nhất

Làm sao để dạy em bé 2 tuổi?

Cách dạy con cực kỳ hay không phải ai cũng biết đâu ạ, mình áp dụng theo và thấy hiệu quả 100% luôn


Bí mật tới trái tim em bé 2 tuổi (và làm sao để con chịu hợp tác)

Một em bé 2 tuổi cực kỳ thích thử thách những quy tắc vì con đã khám phá ra khả năng độc lập mới mẻ của mình.

Tôi vẫn còn nhớ rõ như thể chuyện vừa xảy ra ngày hôm qua khi tiền bối của tôi phát biểu trong quá trình thực tập: “Các em bé 2 tuổi yêu cầu chúng ta phải sử dụng một ngôn ngữ khác”. Nếu bạn bảo con “đừng có dộng lên bàn nữa” thì con sẽ chỉ nghe được đoạn “dộng lên bàn”.

Con có xu hướng làm ngược lại những lời bố mẹ nói, vì vậy bạn cần tìm ra cách để khuyến khích con hợp tác trong lúc vẫn cho phép con được thoả mãn nhu cầu “con tự làm!”.

Đây là một vài cách tôi đã rút ra được sau nhiều năm nghiên cứu các em bé tuổi lên 2.

7 cách để làm bạn với em bé lên 2: Giành lấy trái tim và sự hợp tác của con

1. Làm lơ trước những hành vi không được khuyến khích

Các em bé 2 tuổi đang ở trong giai đoạn tiền phát triển nhận thức. Con học hỏi bằng cách lặp đi lặp lại hành động. Con sẽ đặc biệt liên tục làm một hành động mà gây ra phản ứng ngoài mong đợi hoặc bị phản đối.

Nếu con lặp lại một từ nói bậy từ mẹ (không bao giờ!) hoặc bố - hay từ đứa trẻ nhà kế bên, thì hãy cứ mặc kệ nó - cứ coi như nó không có vấn đề gì to tát. Nếu bạn nổi đoá - con sẽ tiếp tục lặp lại nó liên tục. Bởi vì con muốn xem phản ứng của bố mẹ khi mình chỉ đơn giản là nói một từ nào đó.

Các em bé lên 2 chưa đủ khả năng để suy nghĩ thấu đáo rằng mình nói từ bậy bạ đó sẽ khiến bố mẹ giận dữ, con sẽ chỉ nghĩ về phản ứng của bạn - khác hẳn với cách bạn cư xử hàng ngày. Bởi vậy, con sẽ tiếp tục nói từ khoá đó liên tục chỉ vì phản ứng của bố mẹ thật thú vị. Hãy luôn ghi nhớ rằng đây là cách con học hỏi. Có thể với chúng ta, việc này thật nhàm chán, nhưng các con đang tăng cường các kết nối tế bào não thông qua việc lặp lại.

Chỉ đơn giản là lờ con đi khi đó thật sự là một hành vi không mong đợi.

Khi con trai tôi lên 2, con bắt đầu thích đánh người khác. Chúng tôi đọc sách, nói chuyện với con, trở nên xúc động và cố cho con thấy bố mẹ bực bội thế nào khi con trở nên bạo lực. Không có cách nào hiệu quả. Và rồi tôi nhận ra mình từng được thực tập từ rất nhiều năm qua, cuối cùng tôi nói với chồng, hãy cố gắng đừng phản ứng gì cả.

Chúng tôi ngừng việc phản ứng dữ dội. Thay vào đó, nói bằng tông giọng bình thường “có phải con muốn bố mẹ chú ý đến con không, con có muốn thử dùng cách khác không?”. Và rồi nó thật sự hiệu quả! Thử lờ đi và không phản ứng quá đà khiến con mất đi hứng thú để đánh người khác. Con hoàn toàn không có vấn đề gì đằng sau việc cư xử, con không muốn làm đau bố mẹ, đơn giản là con muốn được chú ý.

2. Làm con bất ngờ

Trong cùng lúc, con trẻ rất phấn khích bởi những hành động bất ngờ. Chừng nào nó không phải là hành động mà bạn không muốn củng cố - thì hãy thử đùa giỡn với con một cách ngốc nghếch xem sao.

Thử “hắt xì” với một cái mũ trên đầu và làm rơi nó. Hay giả vờ như có gì đó cực kỳ, cực kỳ nặng trong khi nó nhẹ hều. Con sẽ “trao thưởng” cho bạn bằng những tràng cười, rồi yêu cầu bạn làm lại lần nữa, rồi lần nữa. Mọi thứ bất ngờ sẽ khiến em bé 2 tuổi của bạn vui sướng, và đó là cách con học để trở nên hài hước.

3. Cho con biết con có thể làm gì

Trong cả năm lên 2 của con, hoặc thậm chí là lên 3, có thể cả đến khi con đã 4 tuổi, xin hãy quên đi cụm từ “con không được”.

Hãy luôn nói với con là con nên làm gì, thay vì con không nên làm gì.

Thay vì “Đừng có chạy!” - hãy nói “con thử đi bộ đi”.

Thay vì “Đừng có la hét” - hãy nói “con nói bằng giọng nhẹ nhàng hơn”.

Hay tốt hơn là - khiến mọi thứ trở nên vui nhộn. Thay vì đi bộ, mình thử đi lạch bạch như con vịt xem sao?

Hoặc chỉ đánh lạc hướng con bằng cách cho con biết con có thể làm gì:

Thay vì “đừng có nhảy trên giường”, hãy nói “con thích nhảy ghê đó, thử nhảy trên mấy cái gối trên sàn này xem nào”.

Hãy dùng ngôn từ tích cực để đánh lạc hướng hành vi của trẻ, thay vì cố gắng yêu cầu con ngưng lại những hành động bột phát.

4. Giao việc cho con

Hãy khai thác khả năng tự chủ mới mẻ của con bằng cách cho con được tự làm việc.

Đây là tip cực kỳ hữu ích để khiến con hợp tác. Bạn cần làm bất kỳ việc gì, hãy cho con được tham gia làm cùng. Cho con đảm nhận việc mở cửa nhà để xe khi bạn cần ra ngoài. Hay là, khi ở siêu thị, cho con chỉ món đồ mẹ cần mua: “con có thể tìm mấy quả chuối ở đâu không nhỉ?”

Nghiên cứu cho thấy nếu ta cho phép con trẻ được giúp đỡ, thậm chí là bày bừa còn hơn là bạn tự làm đi nữa, thì đều có kết quả tốt về sau. Trẻ em đều rất hồn nhiên muốn được góp một tay - và khi bạn cho phép điều đó thay vì cấm cản, con sẽ có xu hướng tự nguyện làm việc nhà hơn khi lớn lên.

Thay vì yêu cầu con phải làm gì, hãy hỏi con sự giúp đỡ theo cách hỗ trợ con được tự chủ và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con:

* Hỏi con tìm mọi đồ chơi bị lạc trong nhà và cất vào góc cất giữ đồ chơi.

* Lần tới khi giặt đồ, hãy cho con tự cất đồ vào tủ.

* Trong bếp, có thể nhờ con dùng chổi nhỏ để quét sạch vụn đồ ăn trên sàn.

Miêu tả những đầu việc như một câu chuyện, bằng cách đó bạn có thể khiến con chú ý và hợp tác.

5. Chia nhỏ những đầu việc lớn

Thay vì yêu cầu con tự đi giày, bố mẹ có thể chia nhỏ đầu việc này ra thành 1 hay 2 bước nhỏ mỗi lần.

Trước tiên là đi lấy giày: thử xỏ chân vào giày như một chú thỏ nào! Hãy khuyến khích con theo cách khiến con muốn được tự đi giày: Con muốn đi đôi giày nào hôm nay? Đôi màu cam hay màu xanh?

Nếu con từ chối, hãy thử khiến con bất ngờ - Okay, mẹ sẽ xỏ giày cho con nhé - đôi giày đâu nhỉ? Ah, trong tay mẹ này!

Khi con đã ngừng cười - ôi, mẹ quên mất đi giày vào đâu rồi. Xỏ giày vào mũi đúng không nhỉ? Hay là trên đầu? À, giày là để đi vào chân! Con có biết làm thế nào để đi được giày vào chân không?

6. Đặt tên và nhận thức cảm xúc của con

Trẻ 2 tuổi đang học thêm về những cảm xúc và con thể hiện chúng một cách cực kỳ nguyên sơ - chứ không phải là cách mà xã hội chấp nhận. Điều quan trọng là cần dạy con gọi tên những cảm xúc con có, rồi để con hiểu rằng cảm xúc gì cũng đều được chấp nhận.

Cách con bộc lộ cảm xúc có thể không ổn lắm... Ví dụ, bạn có thể gọi tên và nhận biết cảm nhận của con bằng cách nói “Con giận dỗi cũng được thôi, không sao cả, nhưng không ổn tí nào nếu mình đánh người khác khi giận”.

Việc gọi tên cảm xúc là bước đầu tiên trong việc học cách bày tỏ cảm xúc đúng cách.

Nhận biết cảm xúc của con, cho con hiểu rằng con cảm thấy sao cũng không có gì sai, giúp con hiểu được cảm xúc của mình là cách để dẫn đến lòng cảm thông và hành vi xã hội chuẩn mực, đặc biệt là ở các bé trai.

Khi bạn bắt đầu cuộc đối thoại về cảm xúc, bạn đang lắng nghe trái tim của con. Để phản hồi, con sẽ nhận ra rằng mình hoàn toàn có thể tin tưởng để bộc lộ cảm xúc tới bố mẹ.

7. Thông báo cho con về những việc sắp xảy ra

Một trong những khoảng thời gian thử thách nhất cho con trẻ là việc di chuyển. Chuẩn bị sẵn sàng để ra khỏi nhà hoặc là trở về nhà. Chuẩn bị đi ngủ hoặc là thức dậy mỗi sáng.

Trẻ 2 tuổi chưa có khái niệm về thời gian. Với con, việc bố mẹ yêu cầu tắt tivi để ăn tối thật là chuyên quyền độc đoán và kiểm soát. Và con tất nhiên sẽ biểu tình để phản đối!

Cho con định hướng hàng ngày sẽ giúp con có cảm giác mình được kiểm soát và bớt đi những cơn tantrum giận dữ. Tôi không thích việc lập ra một thời gian biểu quá cứng nhắc, nhưng có vài định hướng để con dựa vào sẽ giúp con bớt đi nổi loạn.

Các cột mốc có thể xây dựng mỗi ngày hoặc kéo dài. Thứ 3 ăn pizza hay bữa tối thứ 6 với khoai chiên có thể là ví dụ của cột mốc hàng tuần. Đối với những bé kén ăn, những cột mốc này sẽ cực kỳ hiệu quả.

Tôi cũng khuyến khích việc sử dụng đồng hồ. Hãy sử dụng loại đồng hồ có thể cho con hiểu thời gian thức dậy, thời gian đi ngủ trưa, chơi tự lập và thời gian ngủ đêm.

Một trình tự sinh hoạt linh hoạt có thể bao gồm vài đầu việc mà em bé hai tuổi làm được: thời gian đi ngủ - ăn - chơi cố định. Một chuỗi các bước chuẩn bị đi ngủ, chuẩn bị ra khỏi nhà giống nhau.

Trong một nghiên cứu lớn, các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc có trình tự ngủ cố định sẽ giúp con trẻ ngủ tốt hơn. Trẻ có trình tự ngủ mỗi ngày sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ sớm hơn, ít dậy đêm và ngủ lâu hơn những trẻ không có lịch sinh hoạt cố định và lành mạnh.

Những em bé tuổi lên 2 đều vô cùng đặc biệt. Hãy tin tôi, rất nhanh con đã lên 6 và bạn lại mong ước rằng bạn có thể tiếp tục ôm con thật gọn trong lòng và bế con đi loanh quanh mỗi khi đời trở nên mỏi mệt. Dù cho quãng thời gian này có tràn đầy thử thách đi nữa, nó cũng vô cùng thú vị. Hãy kết nối với trái tim con, lắng nghe tâm tư của con, và rồi khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ không quá tệ nữa đâu.

St

Làm sao để dạy em bé 2 tuổi?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
24
5
6

Cái đoạn gần 2 tuổi mình đã thấy con có nhiều chuyển biến rồi, cố gắng lắng nghe và thấu hiểu

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn mom đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình cũng đang độ tuổi khủng hoảng, phải nhắc bé bình tĩnh trước rồi giải thích, hiểu là không ăn vạ nữa.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình đang cực kỳ khủng hoảng với tuổi lên 3 của con

càng ngày càng mất kiểm soát😭

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình đã trải qua, và hiện tại đang khủng hoảng theo tuổi lên 4 của con

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình thấy rất đúng ở chỗ, đừng bao giờ nói đừng với con, càng nói con càng làm.....

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!