🔥 Bài đăng hot nhất

Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao và những điều bố mẹ cần biết

Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng thường không nguy hiểm, đó có thể là mảng bám, thức ăn tích tụ nhưng trong một số trường hợp, những đốm trắng trên lưỡi bé có thể là dấu hiệu của nấm lưỡi. Vậy lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao? Xử lý như thế nào và phòng ngừa ra sao?


1. Nguyên nhân lưỡi bé 3 tuổi bị trắng

Bé 3 tuổi lưỡi bị trắng có thể là dấu hiệu của nấm lưỡi (tưa lưỡi) – một trong những bệnh lý liên quan đến răng miệng do nấm men gây ra khi cơ thể mất cân bằng hệ vi sinh vật.

Nấm lưỡi nói riêng và nấm miệng nói chung có nguyên nhân do nấm men Candida albicans gây ra. Đây là loại nấm men cư trú cơ thể của chúng ta, ở điều kiện sức khỏe bình thường, chúng sẽ không thể gây hại.

Nhưng khi cơ thể bị mất cân bằng vi sinh vật do những nguyên nhân khác nhau, lợi khuẩn suy giảm, tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh, bao gồm cả nấm men Candida albicans gây ra nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi.

Bên cạnh đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nấm lưỡi và khiến lưỡi bé 3 tuổi bị trắng bao gồm:

Hệ thống miễn dịch của trẻ suy giảm

Trẻ 3 tuổi hệ miễn dịch đã tương đối hoàn thiện nhưng vẫn còn yếu, khiến trẻ có nguy cơ bị nấm lưỡi cao hơn, đặc biệt là những bé từng sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng…

Sử dụng kháng sinh sai cách

Như vừa chia sẻ, nấm Candida albicans sinh sống hòa bình trong cơ thể nhưng khi hệ vi sinh mất cân bằng, chúng sẽ có cơ hội gây bệnh. Và sử dụng kháng sinh sai cách, dài ngày, lạm dụng kháng sinh… chính là nguyên nhân khiến hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng.

Những loại kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh nhưng cũng vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn, tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh trưởng mạnh mẽ, không chỉ gây nấm lưỡi cho trẻ 3 tuổi mà còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi cũng như nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Lý do là bởi trẻ trong độ tuổi này thường rất thích đồ ngọt, nếu sau khi ăn không súc miệng, đánh răng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển, bao gồm cả nấm men gây nấm lưỡi. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng kém còn khiến trẻ phải đối mặt với sâu răng, viêm nưới, hôi miệng…

Trẻ thường xuyên sử dụng núm vú giả

Theo nghiên cứu, những bé có thói quen ngậm núm vú giả hoặc bú bình có nguy cơ nhiễm nấm lưỡi cao hơn những trẻ khác, nguyên nhân là những đồ này rất dễ bị nhiễm nấm, nếu không được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng đúng cách sẽ gia tăng tình trạng nấm lưỡi của trẻ.

Dùng chung đồ cá nhân với trẻ bị nhiễm nấm

Hầu hết trẻ lên 3 tuổi đã đến trường mẫu giáo, nếu trẻ dùng chung đồ cá nhân với trẻ bị nhiễm nấm cũng khiến trẻ có nguy cơ cao bị nấm lưỡi, nấm miệng.

Ngoài bệnh nấm lưỡi, lưỡi trẻ 3 tuổi cũng có thể bị trắng do:

  • Viêm họng: Viêm họng cũng có thể dẫn đến tình trạng lưỡi trắng ở trẻ 3 tuổi, do vi khuẩn hoặc virus tấn công cổ họng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi tiêu hóa bị rối loạn, cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong miệng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến sự tăng trưởng quá mức của nấm Candida albicans trong miệng, gây ra tình trạng lưỡi bị trắng và nấm miệng.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chứa corticosteroid hoặc thuốc chống co thắt có thể làm cho lưỡi trẻ trở nên trắng.

Khi thấy lưỡi trẻ bị trắng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bé.


2. Dấu hiệu nhận biết bé 3 tuổi bị nấm lưỡi

Nắm được nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của bệnh nấm lưỡi của trẻ là cách để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

Khi thấy lưỡi của trẻ 3 tuổi bị trắng kèm theo các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đặt lịch khám với bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đầu lưỡi loang lổ và khô ở nơi đầu lưỡi
  • Xuất hiện những mảng trắng nhỏ, hình tròn tại lưỡi và có thể có ở cả trên má trong, nướu, vòm họng
  • Những chấm tròn dễ bong nhưng khó làm sạch và bị chảy máu nếu cố tình làm sạch
  • Trẻ quấy khóc, lười ăn
  • Không muốn cha mẹ vệ sinh răng miệng vì sợ đau
  • Mất vị giác

Trong trường hợp nặng, khi nấm đã tấn công vào vòm họng của bé sẽ khiến bé có dấu hiệu khó thở, khó nuốt… cũng như có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm phổi, rối loạn tiêu hóa nếu nấm tấn công sang các cơ quan khác.

Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao? Có một cách giúp cha mẹ có thể phân biệt nấm lưỡi với các mảng bám thông thường là kiểm tra nó bằng cách lau sạch lưỡi trẻ. Nếu lưỡi của trẻ dễ dàng được làm sạch và trở lại vẻ hồng hào vốn có, đó chỉ là mảng bám tích tụ. Còn nếu lưỡi của trẻ vẫn trắng, khó làm sạch thì đó rất có thể là nấm lưỡi.


3. Điều trị lưỡi bé 3 tuổi bị trắng

Trẻ 3 tuổi bị trắng lưỡi có nguy hiểm không? Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng lưỡi bị trắng kéo dài hoặc nấm lưỡi nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh miệng ở trẻ 3 tuổi và khiến lưỡi bé bị đốm đỏ, đau rát, khó nhai nuốt… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, cung cấp dinh dưỡng để phát triển của trẻ.

Để điều trị lưỡi bé 3 tuổi bị trắng, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị:

Nấm lưỡi ở mức độ nhẹ

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ điều trị tại nhà bằng cách sử dụng nước muối sinh lý nồng độ 0.9% để súc miệng, lau lưỡi cho bé.

Nấm lưỡi ở mức độ nặng

Đối với mức độ nấm lưỡi nặng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có tác dụng kháng nấm như:

  • Nystatin: Đây là một loại thuốc bôi tại chỗ phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm nấm miệng ở trẻ, có công dụng làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida albicans bằng cách tác động vào màng tế bào nấm, gây ra sự tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Gel Miconazole: Gel Miconazole cũng là một loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị nấm lưỡi ở trẻ. Gel Miconazole được hướng dẫn sử dụng là bôi trực tiếp lên vết nấm và cần có thời gian chờ để thuốc phát huy tác dụng trước khi cho trẻ ăn uống.

Cha mẹ lưu ý, chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng và hướng dẫn sử dụng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ bởi có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp hỗ trợ điều trị

Ngoài 2 phương pháp điều trị chính trên, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn cha mẹ thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị cũng như giúp phòng ngừa nấm lưỡi cho trẻ 3 tuổi khác như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải, kem đánh răng và nước súc miệng kháng nấm phù hợp
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ
  • Tăng đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
  • Bổ sung các sản phẩm có công dụng tăng đề kháng


4. Phòng tránh lưỡi bé 3 tuổi bị trắng

Để phòng tránh tình trạng lưỡi bé 3 tuổi bị trắng cũng như phòng ngừa nấm lưỡi, cha mẹ nên thực hiện những biện pháp dưới đây cho bé:

  • Đảm bảo vệ sinh miệng hàng ngày: Cha mẹ hãy giúp trẻ chải răng và vệ sinh lưỡi hàng ngày bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng và nước súc miệng phù hợp. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong miệng, hạn chế sự phát triển của nấm Candida gây nấm lưỡi.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây kích ứng: Tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với chất gây kích ứng như thực phẩm ngọt, đồ uống có ga, thức ăn cayvà các chất kích ứng khác có thể gây tổn thương niêm mạc miệng.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý: Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ, vitamin C, kẽm… để tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng quát.
  • Luôn giữ sạch miệng: Hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước và súc miệng sau khi ăn hoặc uống, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các loại thực phẩm có khả năng gây mất cân bằng vi khuẩn trong miệng.
  • Sử dụng kháng sinh đúng cách: Cha mẹ chỉ được sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn về liều lượng, thời gian dùng để tránh làm mất cân bằng vi sinh trong cơ thể của trẻ, từ đó giảm nguy cơ mắc nấm miệng và nhiều bệnh lý khác,
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đến thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng quát và vệ sinh miệng. Bác sĩ sẽ có thể phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và hướng dẫn cụ thể để cha mẹ giúp bé phòng ngừa nấm miệng.
  • Tránh chia sẻ vật dụng cá nhân: Tránh chia sẻ vật dụng cá nhân như đồ chải răng, đồ ăn, đồ uống với người khác hoặc trẻ khác để hạn chế lây nhiễm nấm Candida.

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng trẻ 3 tuổi lưỡi bị trắng, hy vọng sau bài viết cha mẹ đã nắm được nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả, đồng hành cùng trẻ tốt nhất trong hành trình khôn lớn mỗi ngày.

Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao và những điều bố mẹ cần biết 
Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao và những điều bố mẹ cần biết 
Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao và những điều bố mẹ cần biết 
Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao và những điều bố mẹ cần biết 
Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao và những điều bố mẹ cần biết 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
4

3 tuổi có bị nấm bản đồ không nhỉ các mẹ

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Khi bé bị các mẹ dùng rau ngót giã lấy nước rồi rơ cho bé là hết thôi

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình rơ lưỡi thường xuyên cho bé là sẽ không bị đâu

10 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình thấy bé nhỏ hay bị, bé 3 tuổi ít bị hơn

10 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!